Bà Rịa-Vũng Tàu: Tiếp tục tách thửa diện tích đất lớn

| 18-09-2020, 04:06 | Chính sách

Quyết định 18/2019 quy định về tách thửa đất trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vẫn đang trong quá trình lấy ý kiến để sửa đổi, bổ sung.

Bà Rịa-Vũng Tàu: Tiếp tục tách thửa diện tích đất lớn

Việc tách thửa đất quy mô lớn tại Bà Rịa- Vũng Tàu tiếp tục được thực hiện với những quy định về đường giao thông. 

Ngày 15-9, theo tin từ UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tỉnh vừa có văn bản gửi Sở TN&MT, Sở Xây dựng, các huyện, TP và Văn phòng Đăng ký đất đai về việc tiếp nhận, giải quyết các trường hợp hồ sơ tách thửa đất có quy mô diện tích lớn trên địa bàn.

Theo tìm hiểu của PV, ngày 3-9, Sở TN&MT đã có văn bản đề xuất tỉnh về hướng giải quyết cho việc tách thửa các thửa đất lớn, trong khi Quyết định 18/2019 (QĐ 18) của UBND tỉnh quy định về tách thửa trên địa bàn chưa được sửa đổi, bổ sung xong.

Tạm dừng triển khai điều khoản bị bộ “tuýt còi”

Cụ thể, điểm d khoản 1 Điều 4 QĐ 18 quy định về tách thửa với quy mô diện tích lớn như sau: “Đối với thửa đất có diện tích từ 500 m2 đ?n 2.000 mến 2.000 m2 tại TP Vũng Tàu và diện tích từ 1.000 m2 đ?n 5.000 mến 5.000 m2 tại các huyện, thị xã, TP còn lại, trước khi tách thửa theo quy định thì người sử dụng đất phải lập phương án mặt bằng tách thửa được UBND cấp huyện chấp thuận.

Đối với thửa đất có diện tích lớn hơn 2.000 m2 tại TP Vũng Tàu và lớn hơn 5.000 m2 tại các huyện, thị xã, TP còn lại, trước khi tách thửa theo quy định thì người sử dụng đất phải lập dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, Luật Nhà ở năm 2014, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014”.

Điều khoản này là một trong những điểm của QĐ 18 bị Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật - Bộ Tư pháp “tuýt còi” do không phù hợp với Thông tư 24/2014 của Bộ TN&MT, làm phát sinh thêm thủ tục hành chính, tăng chi phí, gây phiền hà cho người dân.

Do đó, ngày 30-3-2020, UBND tỉnh có thông báo trong đó chỉ đạo: “Tạm dừng áp dụng điểm d khoản 1 Điều 4 QĐ 18…”, không yêu cầu lập phương án mặt bằng tách thửa hoặc lập dự án đầu tư đối với quy mô diện tích lớn nhưng vẫn đảm bảo quy định đối với đất ở, đất thương mại dịch vụ và đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp phải có cạnh tiếp giáp với đường giao thông trước khi lập thủ tục tách thửa.

Xin thực hiện trước vì sợ ách tắc hồ sơ của dân

Theo Sở TN&MT, trong quá trình triển khai đã phát sinh vướng mắc về chuyên môn nghiệp vụ do hiểu rằng tỉnh chỉ đạo dừng nghĩa là đối với hồ sơ tách thửa có quy mô diện tích lớn thì tạm dừng, chưa giải quyết. Do vậy, nhiều trường hợp người dân có nhu cầu tách thửa đất có diện tích lớn nhưng Văn phòng Đăng ký đất đai không tiếp nhận, giải quyết. Lý do là để chờ sửa, bổ sung QĐ 18, việc này dẫn đến tình trạng ách tắc hồ sơ hành chính về đất đai của người sử dụng đất.

Ngoài ra, Sở TN&MT cũng cho biết việc sửa đổi QĐ 18 đang được lấy ý kiến đánh giá tác động đến cộng đồng dân cư, sở, ngành và địa phương. Do vậy, phải chờ thêm thời gian theo đúng quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới có thể sửa đổi xong và có hiệu lực.

Để có cơ sở tiếp tục giải quyết hồ sơ tách thửa, Sở TN&MT kiến nghị tỉnh cho phép sở tiếp tục giải quyết các hồ sơ tách thửa có diện tích lớn, theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 QĐ 18. Đồng thời cho phép sở tiếp nhận, giải quyết các trường hợp tách thửa diện tích lớn mà các thửa đất hình thành sau khi tách thửa đã tiếp giáp với đường giao thông do Nhà nước quản lý…

UBND tỉnh đã thống nhất theo đề xuất của Sở TN&MT và giao sở này chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, các huyện, thị xã, TP, Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh tổ chức triển khai. Việc triển khai phải đảm bảo quy định đối với đất ở, đất thương mại dịch vụ và đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp phải có cạnh tiếp giáp với đường giao thông, điều kiện kết nối hạ tầng giao thông - hạ tầng kỹ thuật trước khi lập thủ tục tách thửa và theo đúng quy định.

Làm đường giao thông mới để tách thửa: Không dễ!

Trước đó, ngày 11-9, Sở Xây dựng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cũng có văn bản gửi UBND cấp huyện hướng dẫn thủ tục đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đường giao thông cho người sử dụng đất (phục vụ nhu cầu muốn tách thửa đất theo quy định - PV).

Theo Sở Xây dựng, muốn khởi công xây dựng đường giao thông, người sử dụng đất phải bảo đảm các điều kiện sau: Có giấy phép xây dựng đối với công trình cần phải có giấy phép xây dựng; có thiết kế bản vẽ thi công các hạng mục, công trình khởi công được phê duyệt; người sử dụng đất phải ký hợp đồng với nhà thầu thực hiện các hoạt động xây dựng liên quan đến công trình khởi công; đảm bảo an toàn, bảo vệ môi trường và tuân thủ các quy định liên quan...

Các bước chính để đầu tư xây dựng đường giao thông, hạ tầng kỹ thuật cũng được quy định rất chặt. Theo nhiều ý kiến, với quy định về đường giao thông này, người dân bình thường khó có thể thực hiện được nếu muốn tách thửa đất hình thành đường giao thông mới.

Cụ thể: Người sử dụng đất phải lập, trình thẩm định hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định và phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Sau đó, người sử dụng đất phải nộp hồ sơ xin giấy phép xây dựng. Nếu đủ điều kiện được cấp giấy phép xây dựng thì người sử dụng đất mới ký hợp đồng thi công. Việc thi công phải thông báo để cấp huyện biết, theo dõi, quản lý. Trước khi đưa vào sử dụng, công trình phải được tổ chức nghiệm thu.

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm