Các điểm mới trong Nghị Định 91/2019/NĐ - CP về xử phạt vi phạm hành chính đất đai

Nguyễn Thanh Thuý Nguyễn Thanh Thuý | 28-01-2020, 22:46 | Chính sách

Theo thông tin mới nhất, kể từ ngày 5/1/2020, hành vi mua bán, sang nhượng nhà đất nếu không có sổ đỏ có thể bị phạt tiền lên đến 40 triệu. Và còn nhiều khung hình phạt nhằm vào thị trường bất động sản khác mà mức phạt có thể lên đến cả tỷ đồng.



Thông tin trên là một trong số các điểm mới trong Nghị Định 91/2019/NĐ - CP về xử phạt vi phạm hành chính đất đai. Đây là Nghị định thay thế cho Nghị định 102/2014 trước đó.

Nghị Định 91/2019/NĐ - CP về xử phạt vi phạm hành chính đất đai sẽ bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 5/1/2020, với nhiều thay đổi, cập nhật mới mà người đầu tư cần nắm rõ. Nhất là các trường hợp phân lô, bán nền trái phép, tự ý chuyển đất trồng lúa sang đất ở, bỏ hoang đất hay mua bán đất không có sổ đỏ… là những hành vi bị phạt nặng.

Tự ý chuyển đất trồng lúa sang đất ở bị phạt lên đến 1 tỷ đồng

Thời gian vừa qua, báo đài đã đưa tin về nhiều trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất sai phép, gây hậu quả nặng nề. Thì kể từ ngày 5/1/2020, mức xử phạt cho các trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng đất sai quy định có thể bị phạt lên đến 1 tỷ đồng.

Căn cứ vào khoản 3, 4 Điều 9 Nghị định 91/2019, chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp (trong đó có đất thổ cư) mà không được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền sẽ bị phạt tiền theo diện tích chuyển đổi trái phép. Cụ thể như sau:

STT


Diện tích(01 héc ta = 10.000m2)


Nông thôn(triệu đồng)


Đô thị(triệu đồng)


1


Dưới 0,01 (<100m2) đây là trường hợp phổ biến nhất.

Từ 03 - 05


Mức xử phạt bằng 02 lần mức phạt với khu vực nông thôn (tối đa là 500 triệu đồng).

2

Từ 0,01 đến dưới 0,02

Từ 05 - 10


3

Từ 0,02 đến dưới 0,05

Từ 10 - 15

4

Từ 0,05 đến dưới 0,1

Từ 15 - 30

5

Từ 0,1 đến dưới 0,5

Từ 30 - 50

6

Từ 0,5 đến dưới 01

Từ 50 - 80

7

Từ 01 đến dưới 03

Từ 80 - 120

8

Từ 03 héc ta trở lên

Từ 120 - 250

*Lưu ý:

  • Mức phạt trên chỉ mang tính chất cá nhân. Đối với tổ chức vi phạm sẽ có mức phạt bằng 02 lần so với mức phạt cá nhân (Cao nhất 01 tỷ đồng).

  • Ngoài bị phạt tiền, người vi phạm còn bị bắt buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.

Các điểm mới trong Nghị Định 91/2019/NĐ - CP về xử phạt vi phạm hành chính đất đai

Chuyển đổi mục đích sử dụng đất sai quy định bị phạt tiền lên đến 01 tỷ đồng

Bỏ hoang đất trồng bị phạt tiền lên đến 20 triệu đồng

Theo khoản 1 Điều 32 Nghị định 91/2019, đối với hành vi không sử dụng, khai thác đất trông cây hàng năm trong thời hạn 12 tháng liên tục, đất trồng cây lâu năm trong thời hạn 18 tháng liên tục, đất trồng rừng trong thời hạn 24 tháng liên tục mà không thuộc trường hợp bất khả kháng, ngoại lệ được cho phép sẽ bị xử phạt dựa trên diện tích đất trồng vi phạm.

STT

Diện tích không sử dụng

Mức phạt

1

Dưới 0,5 héc ta

Phạt tiền từ 500.000 đồng - 01 triệu đồng.

2

Từ 0,5 đến dưới 03 héc ta.

Phạt tiền từ 01 - 03 triệu đồng.

3

Từ 03 đến dưới 10 héc ta.

Phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng.

4

Từ 10 héc ta trở lên.

Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng.

  • Biện pháp khắc phục: Bắt buộc đối tượng vi phạm phải sử dụng đất đúng mục đích được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất . Trong trương hợp đã xử phạt vi phạm mà không đưa đất vào sử dụng đúng mục đích thì sẽ bị nhà nước thu hồi đất.

*Lưu ý: Mức phạt trên đây áp dụng đối với cá nhân, mức phạt đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (tối đa là 20 triệu đồng).

Mua bán, trao đổi đất không có sổ đỏ phạt tới 40 triệu đồng

Dựa trên Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 đã có quy định về điều kiện người sử dụng đất được chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp khi đáp ứng:

  • Có Giấy chứng nhận;

  • Đất không có tranh chấp;

  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

  • Trong thời hạn sử dụng đất.

Mua bán, trao đổi đất không đủ điều kiện chuyển nhượng bị phạt đến 40 triệu đồng

Và theo khoản 3 Điều 18 Nghị định 91/2019, đã có quy định về mức phạt khi chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp đất không đủ điều kiện như sau:

Hành vi vi phạm

Nông thôn

Đô thị

Chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại, góp vốn bằng quyền sử dụng đất không đủ một trong các điều kiện.

Từ 03 - 05 triệu đồng.

Từ 05 - 10 triệu đồng.

Chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại, góp vốn bằng quyền sử dụng đất không đủ từ hai điều kiện trở lên.

Từ 05 - 10 triệu đồng.

Từ 10 - 20 triệu đồng.

*Lưu ý: Mức phạt trên đây áp dụng đối với cá nhân, mức phạt đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (tối đa là 40 triệu đồng).

Không sang tên sổ đỏ bị phạt đến 20 triệu đồng

Theo Khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai 2013 có quy định về người sử dụng đất khi phát sinh giao dịch mua bán, trao đổi, chuyển nhượng nhà đất bắt buộc phải đăng ký biến động nhà đất (Thủ tục sang tên) trong vòng 30 ngày kể từ ngày phát sinh giao dịch.

Theo khoản 2, 3 Điều 17 Nghị định 91/2019, trường hợp không thực hiện đăng ký biến động đất đai theo quy định bị phạt tiền như sau:

Thời gian

Nông thôn

Đô thị

Trong thời gian 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn.

Phạt tiền từ 01 - 03 triệu đồng.

Mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với từng trường hợp tương ứng theo quy định với khu vực nông thôn.

Quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn.

Phạt tiền từ 02 - 05 triệu đồng.

*Lưu ý: Mức phạt trên đây áp dụng đối với cá nhân, mức phạt đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (tối đa là 20 triệu đồng).

Quá thời hạn 30 ngày kể từ ngày phát sinh giao dịch mà chưa làm thủ tục sang tên cũng sẽ bị phạt tiền

Hành vi lấn chiếm đất bị phạt lên đến 1 tỷ đồng:

Đáng chú ý, Căn cứ vào khoản 3 Điều 14 Nghị định 91/2019, mức xử phạt cho hành vi lấn chiếm đất đai có thể lên đến 1 tỷ đồng. So với các khung hình phạt trước thì đây có thể được xem là mức xử phạt tăng kỷ lục.

Trường hợp lấn, chiếm đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn (Trừ trường hợp lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình và đất công trình có hành lang bảo vệ, đất trụ sở làm việc và cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức) thì bị xử phạt như sau:

TT


Diện tích bị lấn, chiếm(héc ta)


Nông thôn(triệu đồng)


Đô thị


1

Dưới 0,05

Từ 10 - 20

Mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với hành vi vi phạm tương ứng tại khu vực nông thôn và mức phạt tối đa không quá 500 triệu đồng đối với cá nhân, không quá 01 tỷ đồng đối với tổ chức.

2

Từ 0,05 đến dưới 0,1

Từ 20 - 40

3

Từ 0,1 đến dưới 0,5

Từ 40 - 100

4

Từ 0,5 đến dưới 01

Từ 100 - 200

5

Từ 01 héc ta trở lên

Từ 200 - 500



Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm