Lối đi chung phải rộng bao nhiêu mét mới đạt tiêu chuẩn?

| 25-05-2020, 10:56 | Góc pháp luật

Thật bất tiện nếu như mảnh đất bạn mua nằm liền kề với bất động sản của người khác nhưng lại không có lối đi ra trục đường chính. Khi lỗi không thuộc vào bất cứ ai thì phải giải quyết thế nào? Chế định về “lối đi chung” đã phần nào giải quyết được vấn đề này. Tuy nhiên, trên thực tế, tranh chấp về lối đi chung diễn ra rất nhiều. Và cụ thể thường là câu chuyện “ lối đi chung phải rộng bao nhiêu mét?” Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để cùng tham khảo.

Điều 254. Quyền về lối đi qua

Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

 

Quy định trên có thể thấy rằng, pháp luật cho phép chủ sở hữu bất động sản không có lối đi ra đường công cộng có quyền được yêu cầu chủ bất động sản liền kề mở ra một lối đi trên phần đất của họ. Hai bên hoàn toàn có thể tự thỏa thuận với nhau. Tuy nhiên, trong trường hợp không thể thỏa thuận yêu cầu, chủ sở hữu bất động sản bị bao bọc hoàn toàn có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước can thiệp để có thể tạo lối đi ra đường công cộng.

Tất nhiên, khi phải hiến một phần đất của mình để làm lối đi chung thì chủ bất động sản mở lối đi được bồi thường một mức chi phí cụ thể do hai bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được có thể yêu cầu Tòa án giải quyết

Lối đi chung phải rộng bao nhiêu mét.

Tất nhiên, quyền yêu cầu mở lối đi cũng sẽ bị hạn chế đối với việc tính đến đặc điểm của lối đi chung được mở ra. Cụ thể, nó còn phải căn cứ vào đặc điểm địa lý, tính chất cũng như là lợi ích của bất động sản phải mở lối đi.Quy định này cũng được cụ thể hóa tại điều 254 Bộ Luật dân sự 2015.


Điều 254. Quyền về lối đi qua

1. Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

Xét về một khía cạnh cụ thể là chiều rộng của lối đi chung, pháp luật hiện hành không  có một quy định nào cụ thể về kích thước tối thiểu hay tối đa của lối đi chung. Bởi lẽ, kích thước cụ thể nó còn tùy thuộc vào tình hình thực tế và nhu cầu của từng trường hợp. Cụ thể, tại Điều 254 Bộ luật dân sự 2015 đã quy định, về kích thước của lối đi chung được các bên tự thỏa thuận với nhau sao cho vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi bảo đảm cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên và nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước xác định.

Điều 254. Quyền về lối đi qua

2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

Bởi vậy, có thể thấy, không có một con số cụ thể nào cho câu hỏi “lối đi chung phải rộng bao nhiêu mét?”Mà nó hoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận, tính chất, đặc điểm của từng trường hợp. Các bên có thể thương thảo đưa ra một con số hợp lý nhất và đảm bảo được quyền lợi của các bên.

 

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm