Những điều cần lưu ý khi mua nhà sổ chung

| 15-09-2020, 03:35 | Kiến thức

 Nhà sổ chung là tên thường gọi của nhà nằm trên cùng một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của nhiều người.Giá của những ngôi nhà chung sổ này thường rẻ nên đây là giải pháp mà những người có thu nhập thấp hoặc trung bình chọn. Khi mua nhà không có sổ đỏ riêng, không giải quyết các vấn đề pháp lý ngay từ đầu sẽ gây ra không ít những tranh chấp về sau này. Vì lẽ đó, chuyên gia tư vấn pháp lý Propzy đưa ra một số lời khuyên sau đây giúp những ai có ý định mua nhà sổ chung giảm thiểu được rủi ro không đáng có:

1. Những bước căn bản cần phải kiểm tra 

Cũng giống như những trường hợp mua bán Bất động sản thông thường khác, cần xác định nhà đất bạn muốn mua đã có giấy chứng nhận (sổ đỏ, sổ hồng) hay chưa? Propzy khuyên bạn cần xác định rõ, chỉ chọn mua những nhà sổ chung đã được cấp sổ chung cho từng đồng sở hữu để tiến đến mua bán, tuyệt đối không mua bán bằng giấy tay hoặc vi bằng để tránh các rủi ro phát sinh. Người mua nhà cần kiểm tra thông tin đầy đủ các chủ sở hữu, vấn đề hoàn công cập nhật hiện trạng đầy đủ trên sổ, có thể nhờ người có kinh nghiệm đi cùng để thẩm định chất lượng; liên hệ UBND Phường (xã) và UBND quận (huyện) để kiểm tra tranh chấp, thông tin quy hoạch (trường hợp cần thiết có thể yêu cầu chủ nhà cung cấp chứng chỉ quy hoạch); liên hệ các PCC, VPCC để kiểm tra thông tin ngăn chặn, thế chấp cũng như vướng mắc trong trình tự thủ tục tiến hành công chứng nhà sổ chung.

2. Xác định được diện tích nhà đất muốn mua bán, chuyển nhượng

Vì tài sản thuộc sở hữu chung, Hợp đồng mua bán công chứng nhiều trường hợp không thể hiện rõ ràng phần diện tích thuộc sở hữu riêng trong hợp đồng, thế nên Propzy khuyên bạn cần thiết nên yêu cầu chủ nhà cung cấp bảng vẽ hoặc tiến hành đo vẽ phần diện tích muốn mua. Công việc này không bắt buộc tuy nhiên là cần thiết để làm căn cứ xác lập rõ ràng phần sở hữu cá nhân trong diện tích chung, tránh những tranh chấp về ranh giới, diện tích sau này.


Những điều cần lưu ý khi mua nhà sổ chung

3. Thăm dò về chính sách, quy định, thỏa thuận riêng có thể có của các đồng sở hữu

Propzy khuyên bạn nên tìm hiểu kỹ thông tin từ hàng xóm hay những đồng sở hữu còn lại về những mâu thuẫn tranh chấp đã có, những quy định, chính sách, cam kết hỗ trợ giữa các đồng sở hữu, quá trình công chứng mua bán đăng bộ trên Giấy chứng nhận đã thực hiện trước đó,… từ đó có những phương án xử lý kịp thời khi tiến hành công chứng mua bán và đăng bộ. Vẫn có nhiều trường hợp các đồng sở hữu tự thiết lập các cam kết riêng, thực hiện một cách nghiêm túc, phối hợp hỗ trợ để cùng giải quyết vấn đề chung. Ngoài ra cần thỏa thuận Hợp đồng đặt cọc một cách cụ thể, trường hợp các đồng sở hữu không hỗ trợ để công chứng theo đúng hạn cọc thì giải quyết như thế nào?

4. Xác định mục đích mua và lường trước những khó khăn gặp phải 

Khi đã quyết định mua nhà sổ chung, bạn đã chấp nhận những khó khăn có thể lường trước được về việc định đoạt quyền sở hữu sau này. Bạn nên cân nhắc chi phí cơ hội trước khi tiến hành đặt cọc, mua nhà sổ chung phù hợp cho mục đích ở lâu dài, trường hợp có phát sinh vấn đề muốn thế chấp thì khó thực hiện, cũng như nếu muốn đổi chỗ ở khác thì sẽ có nhiều khó khăn vì nhà sổ chung thường rất khó giao dịch vì liên quan đến nhiều rủi ro đã được nêu ở bài viết.

5. Về vấn đề tách sổ

Theo quy định, bạn cũng có thể thực hiện hợp thửa phần đất bạn mua vào một thửa đất liền kề khác để đảm bảo diện tích bằng hoặc lớn hơn hạn mức tách thửa theo quy định tại khoản 3, Điều 29, Nghị định 43/2014/NĐ-CP: “Trường hợp người sử dụng đất xin tách thửa đất thành thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu đồng thời với việc xin được hợp thửa đất đó với thửa đất khác liền kề để tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu được tách thửa thì được phép tách thửa đồng thời với việc hợp thửa và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho thửa đất mới”. Tất nhiên để làm được điều này, bạn cũng phải chờ đợi khi hội đủ 2 yếu tố: điều kiện về nguồn vốn và chủ sở hữu của thửa liền kề có nhu cầu chuyển nhượng. 


6. Lựa chọn mua nhà sổ hồng riêng chính chủ của Propzy chỉ từ 1 tỷ đồng

Nếu bạn không muốn bất kỳ rắc rối nào từ việc mua nhà sổ chung, có thể liên hệ ngay Propzy, chúng tôi có thể hỗ trợ bạn. Propzy sở hữu lượng sản phẩm bất động sản đã được thẩm định an toàn pháp lý và nguồn khách mua dồi dào nhất thị trường; giúp khách hàng có nhiều lựa chọn bất động sản phù hợp, sàng lọc khách mua tiềm năng, từ đó thực hiện giao dịch mua – bán nhanh gọn, chính xác, an toàn.

Giá của những ngôi nhà chung sổ thường rẻ nên đây là giải pháp mà những người có thu nhập thấp hoặc trung bình chọn, đi cùng với đó là nhiều rủi ro pháp lý có thể gặp phải. Để nhận định có nên mua nhà sổ chung hay không, thì còn phụ thuộc vào khả năng tài chính và việc lường trước áp dụng tất cả các phương pháp hạn chế rủi ro ngay từ bước đầu giao dịch. Hy vọng với những chia trên đây của Propzy, những người mua nhà thông thái khi mua nhà sổ hồng chung sẽ có những phương án và cách giải quyết tốt nhất cho trường hợp mình.

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm