Có gì đặc biệt khi sử dụng tấm polycarbonate cho mặt tiền tại ngôi nhà House in Sonobe?

Nguyễn Thanh Thuý Nguyễn Thanh Thuý | 7-11-2019, 14:34 | Kiến thức

House in Sonobe là ngôi nhà có toàn bộ mặt tiền làm bằng các tấm polycarbonate

Polycarbonate chính là nét đặc trưng trong thiết kế của những ngôi nhà Nhật ở khu vực này

Ngôi nhà tọa lạc tại một khu dân cư mới ở trên núi, nơi có khí hậu khá mát mẻ và ẩm ướt. Những ngôi nhà khác trong khu phố đa phần nhà đều có mái che, có thiết kế những phòng đón nắng bằng cách dùng tấm polycarbonate bao quanh lối vào phía sau hoặc hiên nhà. Khu vực đó được gọi là “sân thượng kín”, thường được sử dụng làm nhà kho vào mùa đông hoặc làm nơi phơi đồ giặt - một tính năng khá thông minh và cũng là phong cách thường thấy ở khu dân cư này.

House in Sonobe nằm trong khu dân cư mới ở một huyện miền núi thuộc Kyoto, Nhật Bản

Những ngôi nhà hàng xóm cũng có chung đặc điểm tận dụng nguồn sáng nhờ tấm polycarbonate

Đội ngũ KTS đã lấy cách thiết kế những “sân thượng kín” này làm nguồn cảm hứng để xây dựng lên phòng đón nắng cho House in Sonobe nhưng với chức năng và cách sử dụng hoàn toàn mới. Họ cũng tích hợp một sân thượng rộng và không gian bán ngoài trời vào trong ngôi nhà. Kỳ vọng của họ là những yếu tố này sẽ kết nối với môi trường xung quanh.

Mặt tiền ngôi nhà hoàn toàn bằng polycarbonate, có thể trượt mở

Khi đóng cửa, mặt tiền bằng tấm polycarbonate có thể lọc ánh sáng vào trong nhà nhưng vẫn đảm bảo sự riêng tư, yên tĩnh

Còn khi mở cửa trượt lớn ở trong phòng, ranh giới giữa bên trong và bên ngoài gần như không còn, biến khoảng sân trong nhà thành sân ngoài trời

Phía sau những tấm polycarbonate chính là căn phòng đón nắng, chúng nằm ở phía tây ngôi nhà

Bức tường của căn phòng đón nắng được tạo từ cửa ra vào lớn có thể trượt mở để biến phòng đón nắng thành không gian ngoài trời hoặc đóng không gian tầng 2 bên dưới mái hiên. Ở phía nam, KTS cũng thiết kế và tạo ra không gian nhà kho giống như ngôi nhà xung quanh.

Di chuyển bức tường cũng cho phép biến hiên ở tầng trên thành không gian bổ sung, kết nối với phòng ngủ chính

Một khoảng trống hình tam giác khác, đối diện với phòng đón nắng cung cấp sân thượng nhỏ, vách kính lớn, cho phép ánh sáng tràn vào khu vực sinh hoạt liền kề

Không chỉ ấn tượng vẻ ngoài, cách phân chia tường ngăn 45 độ ở bên trong cũng rất độc đáo

Sơ đồ mặt bằng của ngôi nhà được sắp xếp theo dạng lưới vuông với các bức tường bên trong đặt 1 góc 45 độ so với tường chính để phân chia các khu vực chức năng. Các phân vùng góc tạo ra nhiều khoảng không gian quanh tường chính của ngôi nhà nhiều hơn, cho phép tăng khả năng kết nối với bên ngoài trong trường hợp cần thiết. Và 1 tác dụng không ngờ là giúp không gian thoáng hơn vì ở bất kỳ khu vực nào cũng có thể nhìn ra ngoài trời.

Mô hình ngôi nhà với những bức tường chéo độc đáo

KTS Yo Shimada chia sẻ: “Liên quan bố cục của ngôi nhà, chúng tôi sử dụng dạng lưới đơn giản và các đường chéo để tạo ra những khoảng không gian khác nhau, từ những không gian nhỏ, ấm cúng và gần gũi cho đến không gian trống rộng rãi. Mỗi một khu vực, chúng tôi đều tích hợp thêm khoảng không gian bán ngoài trời”.

Phòng bếp đặt ngay cạnh phòng đón nắng ở tầng trệt

Đối diện với phòng bếp chính là khu vực ăn uống

Từ khu vực ăn uống cũng có thể nhìn được ra phòng đón nắng

Phòng khách nằm ngay cạnh khu ăn uống nhưng vẫn có cửa sổ kính, nhìn ra bên ngoài nhờ thiết kế tường chéo của công trình

Tầng trệt còn có phòng cho khách trải chiếu tatami

Những bức tường ở góc nhà có lối vào riêng và không gian nhà kho nhỏ

Cầu thang kim loại kết nối căn phòng đón nắng đến phòng ngủ ở tầng trên

Không gian phòng ngủ rộng rãi

Cửa từ phòng ngủ ra cầu thang từ tầng 1

Nhờ thiết kế tường chéo nên cầu thang thể đi từ 2 phía khác nhau

Phòng vệ sinh đơn giản nhưng yếu tố gỗ vẫn được ưu tiên đúng theo phong cách tổng thể của ngôi nhà

Ngôi nhà này thực sự như hòa vào với thiên nhiên bên ngoài

Xung quanh nhà là ụ đất hoang, bao phủ bởi cỏ; trong tương lai, chủ nhà có thể biến nó thành một khu vườn xanh mướt

House in Sonobe là một công trình độc đáo, từ vẻ bề ngoài cho đến không gian ở bên trong. Và sự độc đáo đó đến từ quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng của đội ngũ KTS từ thời tiết, khí hậu khu vực cho đến phong cách kiến trúc địa phương. Đây cũng chính là quy trình thiết kế và xây dựng nhà ở mà bất kỳ công trình nào cũng nên có.

Bản vẽ chi tiết công trình

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm