5 cách thiết kế không gian giặt ủi thông minh

Nguyễn Thanh Thuý Nguyễn Thanh Thuý | 14-08-2019, 17:17 | Kiến thức

Không gian giặt và phơi đồ chiếm diện tích khá lớn trong các căn hộ, chính vì vậy, việc sắp xếp và bài trí khu giặt ủi gọn gàng cần sự tinh tế và khéo léo. Dưới đây là 5 cách thiết kế không gian giặt ủi vừa tiện lợi, vừa hiện đại.

1. Hãy tận dụng nơi cất trữ đồ đạc để đặt thiết bị giặt

Với nhà có diện tích khiêm tốn dưới 50m2, gia chủ nên tích hợp không gian giặt ủi với một không gian khác để vừa đảm bảo tính tiện nghi khi dùng mà nhà cửa cũng gọn gàng hơn. Ví dụ như nơi cất trữ đồ đạc, bạn chỉ cần bỏ một chút thời gian để sắp xếp đồ đạc, tận dụng một khoảng nhỏ đặt máy giặt, dành một hai ngăn để quần áo hay chăn ga là đã có một góc giặt ủi gọn gàng rồi.

Sắp đặt 2 chiếc máy giặt lồng ngang gọn gàng ở nơi cất trữ đồ đạc

5 cách thiết kế không gian giặt ủi thông minh

Thiết kế không gian giặt ủi ngay phòng lưu trữ đồ đạc tiết kiệm đáng kể không gian

2. Sử dụng ban công một cách hiệu quả

Thiết kế khu vực giặt kèm nơi phơi đồ ở ban công là một ý tưởng không mới vì hầu hết nhà chung cư nào cũng đều được bố trí sẵn không gian này. Nhưng hầu hết mọi người không để tâm đến việc trang trí, miễn sao gọn gàng là được. Vậy thì lần này bạn hãy thử thêm khay chứa đồ, thay đổi màu sắc đồng bộ với không gian bên trong nhà xem sao, chắc chắn góc giặt rủi sẽ thêm phần sinh động và đẹp mắt hơn, lúc sử dụng tâm trạng cũng sẽ thoải mái lắm.

Một gợi ý nhỏ nếu nhà bạn sở hữu logia thay vì ban công. Bỏ một chút công sức để chăm chút không gian giặt ủi cho đẹp mắt hơn cũng là cách giúp bạn làm mới không gian sống

3. Kết hợp với không gian nhà tắm hiện đại

Không gian giặt ủi kết hợp với nhà tắm thường là lựa chọn được ưu tiên nhất giúp tối đa hóa không gian sống. Dành 1 góc đặt máy giặt sau khi tắm cho ngay quần áo vào máy giặt hơn giúp phòng luôn gọn gàng và sạch sẽ. Bạn có thể cân nhắc xây thêm một tủ quần áo để trữ đồ cũng rất tiện lợi.

Góc giặt ủi thiết kế nhỏ gọn trong không gian phòng tắm

Đối với nhà có phòng tắm nhỏ, nếu không thể bố trí tách riêng các khu vực thì cần thiết kế không gian tắm sao cho thông thoáng để đảm bảo không hỏng hóc thiết bị giặt và an toàn cho người sử dụng.

Tách biệt góc giặt với phòng tắm để tránh ẩm thấp và đảm bảo an toàn

4. Tạo ra những căn phòng đa năng

Với những căn nhà nhỏ, việc tách biệt những không gian chức năng không phải là biện pháp khả thi vì quỹ diện tích không cho phép. Thay vì thế, sao bạn không thử kết hợp nhiều không gian chức năng vào cũng một gian phòng chung? Có lẽ sẽ không dễ dàng trong việc bố trí đồ đạc và duy trì sự gọn gàng nhưng nếu bỏ công và điều chỉnh thói quen sinh hoạt thì đây cũng không phải vấn đề quá lớn.

Mẫu thiết kế nơi giặt đồ với phòng làm việc này hoàn toàn lý tưởng cho những ai thích vị trí thoáng mát và yên tĩnh. Thay vì đợi chờ quần áo, gia chủ có thể chọn một quyển sách trên kệ để đọc hay ngồi vào bàn làm việc thực hiện nốt công việc còn dang dở

Quả là gian phòng đa năng khi tích hợp cả máy may quần áo

5. Tích hợp thiết bị giặt giũ với phòng bếp

Cũng là không gian phụ, lại có sẵn hệ thống ống nước, phòng bếp là một trong những “ứng cử viên” để bạn bố trí thêm không gian giặt ủi vào. Nếu nhà bạn có một phòng bếp thoáng đãng và còn dư một vài khoảng trống thì hãy dành nó cho một bộ thiết bị giặt nhé. Đó có thể là hộc tủ bếp hay vị trí trống cạnh bên tủ lạnh, miễn sao bạn thấy hợp lý và tiện lợi khi sử dụng.

Tủ bếp hình chữ I hạn chế được diện tích, phần không gian còn lại để hai chiếc máy giặt cỡ vừa giúp chủ nhà có thể đợi chờ món nấu, sau đó bắt tay ngay vào việc giặt quần áo

Thuận lợi công việc nấu ăn và giặt đồ mà vẫn đảm bảo thẩm mỹ cho gian bếp

Để có một không gian giặt ủi tiện lợi không khó vì trang thiết bị vốn không nhiều. Quan trọng là cách bạn sắp xếp và trang trí ra sao để đẹp mắt mà vẫn vận hành hiệu quả. Hi vọng với 5 gợi ý nhỏ bên trên sẽ giúp bạn có thêm ý tưởng để áp dụng cho không gian nhà mình.

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm