Vẫn nhiều người sập bẫy chiêu mua nhà đất giá rẻ

| 10-09-2019, 12:50 | Kiến thức

Hỏi: Các con tôi ly hôn khi cháu nội còn rất nhỏ, tôi đã một mình nuôi cháu và muốn chia thừa kế cháu mình nhưng vấp phải sự phải đối của các con.


Vợ chồng tôi sinh được ba người con (hai trai, một gái). Người con trai thứ và cô gái út có cuộc sống ổn định, kinh tế khá giả, còn cậu cả thì tình duyên lận đận, vợ chồng ly dị để lại một đứa con cho tôi nuôi.

Có được quyền chia thừa kế cho cháu nội?

Vì thương đứa cháu nội thiệt thòi nên tôi muốn chia thừa kế một phần mảnh đất của mình cho cháu để sau này cháu bớt khổ. Nhưng hai đứa con của tôi không đồng ý vì cho rằng, đất đai tổ tiên để lại thì phải chia đều cho các con trước đã rồi mới đến phần cháu.

Ông nhà tôi đã mất cách đây 10 năm và mảnh đất chỉ mình tôi đứng tên. Tôi muốn hỏi mình có cần phải được sự đồng ý của các con thì mới được để lại đất cho cháu ruột của mình hay không? Và tôi cần thực hiện các thủ tục gì để chia thừa kế mảnh đất cho cháu?

Minh Lý

Trả lời:

Tài sản chung của vợ chồngtheo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 gồm có:

- Tại khoản 1 Điều 40 của Luật này, tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập có được từ lao động, sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định.

- Tài sản được thừa kế chung, tặng chung cho vợ chồng và tài sản khác đã được vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất có được trong thời ký hôn nhân cũng là tài sản chung của vợ chồng, trừ khi vợ hoặc chồng được chia thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được nhờ giao dịch bằng tài sản riêng.

Theo quy định của Luật này, quyền lợi của vợ chồng trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung là như nhau. Do đó, ngay cả khi một trong hai người đã qua đời thì tài sản trong khối tài sản chung của hai vợ chồng vẫn phải được chia đều.

Khi nêu trường hợp của mình, bà Lý không thể hiện rõ về nguồn gốc của thửa đất nên chúng tôi tạm chia thành một số trường hợp sau:

1. Thửa đất là tài sản chung của vợ chồng bà. Lúc này bà chỉ được quyền định đoạt 1/2 giá trị của thửa đất đó. Nửa còn lại là di sản thừa kế của người chồng quá cố của bà. Trường hợp không có di chúc của ông nhà thì di sản sẽ được chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất của ông, gồm có: cha, mẹ, vợ và con. Lúc này, bà cần phải có sự đồng ý của các con mình (đồng ý đối với phần tài sản mà các con bạn được thừa kế) thì mới được quyền muốn tặng thửa đất cho người cháu.

2. Thửa đất là tài sản chung của vợ chồng bà nhưng đã đã thực hiện thủ tục khai nhận thừa kế và thống nhất để bà đứng tên duy nhất (cha, mẹ chồng và các con bạn từ chối hưởng thừa kế của chồng bà để lại và nhường quyền thừa kế cho bà). Trong trường hợp này, bà được toàn quyền định đoạt thửa đất.

3. Thửa đất được bà tạo lập sau khi ông nhà qua đời, có nghĩa là tài sản riêng của bà. Vậy nên, bà hoàn toàn có quyền định đoạt khối tài sản mà không cần quan tâm đến việc các con bà có đồng ý hay không.

Luật sư Vũ Tiến Vinh


Công ty luật Bảo An, Hà Nội


(Theo vnexpress)
Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm