Tránh xa những mánh khóe lừa đảo khiến người bán nhà mất sạch tiền sau đây!

Linh Giang Trần Linh Giang Trần | 11-12-2019, 14:44 | Kiến thức

Thông thường, người bán sẽ là người nắm đằng chuôi trong mọi giao dịch, nhất là giao dịch về bất động sản, tuy nhiên vẫn có những trường hợp chính người bán hàng bị lừa đảo được liệt kê dưới đây. 

Sổ còn cầm trên tay, nhà bỗng dưng "bay" mất?

Theo phản ánh đến Pháp luật TP.HCM, ông Triệu Hoài Phong (ngụ phường Tân Thới Nhất, quận 12, TP.HCM) cho biết gia đinh ông đã bị kẻ gian lừa tráo sổ đỏ thật rồi tiến hành bán cho người khác.

Theo đó, vợ chồng ông Phong có sở hữu một căn nhà ở mặt tiền đường Trường Chinh, phường Tân Thới Nhất, quận 12, TP.HCM. Ông Phong có liên hệ nhờ môi giới đăng tin bán căn nhà trên với mức giá 12 tỷ ở các trang web đăng tin bất động sản. Trong thời gian đăng bán có một nhóm đối tượng đến đòi xem nhà cùng sổ đỏ và nói cần chụp hình để xác minh lại thông tin nhà đất. Khoảng một thời gian sau nhóm đối tượng này quay lại và mượn lại sổ vì cần xác minh thêm thông tin sau đó không thấy trở lại nữa.



Tránh xa những mánh khóe lừa đảo khiến người bán nhà mất sạch tiền sau đây!

Các vụ làm giả giấy tờ nhà đất để lừa đảo nhằm vào người bán không hiếm khi xảy ra

Một thời gian sau đó, vợ chồng ông Phong mới nhận được điện thoại của ngân hàng A rằng căn nhà trên đã được thế chấp tại ngân hàng nhưng sao còn tiếp tục rao bán. Tá hỏa, vợ chồng ông mới tới ngân hàng và các cơ quan chức năng tìm hiểu thì mới biết là căn nhà của vợ chồng ông đã bị thế chấp với chủ là một người khác và giấy tờ nhà đất ông đang cầm là giấy tờ được làm giả. (Theo Pháp luật TP.HCM)

8 loại giấy tờ người mua nhà cần chuẩn bị trước khi giao dịch

6 màn kịch lừa đảo mua bán nhà đất và cách phòng tránh để không trở thành nạn nhân

Thủ đoạn lừa đảo tinh vi:

Thực tế, trường hợp lừa đảo mua bán nhà đất nhằm vào đối tượng người bán như trên lại không hiếm khi xảy ra. Thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng này đang ngày càng tinh vi với sự hỗ trợ của công nghệ cao. Chỉ cần có hình ảnh sổ nhà đất của bạn thì chúng có thể làm giả rất nhiều sổ khác với hình thức nhìn sơ qua là y như một.

Cách thức lừa đảo được tiến hành như sau, nhóm đối tượng sẽ nhắm đến các nhà đất có giá trị cao để tiến hành lừa đảo. Sau khi liên hệ và tiếp cận trong vai trò là người đi xem mua nhà, chúng sẽ mượn xem sổ và cần chụp hình lại để xác minh thông tin, một lý do vô cùng hợp lý mà bạn không thể nào từ chối.

Bước kế tiếp, nhóm đối tượng này sẽ sử dụng các thông tin, hình chụp các giấy tờ nhà đất đó làm giả một bộ hồ sơ. Tiếp theo nhóm đối tượng này sẽ lại tiếp cận bạn để tìm cách đánh tráo hồ sơ nhà đất thật, giả và cao chạy xa bay.



Hồ sơ, giấy tờ nhà đất làm giả với thủ đoạn ngày càng tinh vi

Vậy đề phòng lừa đảo mua bán nhà đất này như thế nào?

Thật ra cách để đề phòng lừa đảo mua bán nhà đất với hình thức này lại khá đơn giản. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy vấn đề xuất hiện ở lần thứ hai mà các đối tượng này tiếp cận lại bạn.

Đây sẽ là lúc các đối tượng tiến hành đánh tráo giữa sổ giả và thật. Vậy nếu chúng không thể tiếp cận được sổ thật hoặc không có cơ hội để đánh tráo thì sẽ không có vụ lừa đảo nào xảy ra đúng không?.

Nói đi cũng phải nói lại, các vụ lừa đảo mua bán nhà đất có thể tiến hành trót lọt, dễ dàng chính do một phần nguyên nhân ở người bán. Chính sự chủ quan, không cẩn thận, thiếu kiến thức pháp luật cần thiết về mua bán nhà đất là kẽ hở mà các đối tượng mua bán nhà đất có thể tận dụng để thực hiện hành vi.

Lừa đảo bán nhà đất bằng cách lợi dụng sự tín nhiệm

Hình thức lừa đảo bán nhà đất theo chiêu thức này thường xuất hiện khi bạn là chủ nhà đất có nhu cầu vay tiền, nhưng vì lý do nào đó như tín dụng xấu nên bắt buộc phải nhờ người khác đứng ra vay giúp. Đối tượng lợi dụng lòng tin của bạn và bắt buộc phải làm hợp đồng mua bán nhà đất để làm cam kết tạm thời giữa bạn và đối tượng hoặc để đối tượng dùng tài sản đó thay bạn vay ngân hàng.

Cái kết ở đây là kẻ lừa đảo dùng tài sản vừa được bạn ủy quyền tiến hành mua bán rồi chiếm đoạt số tiền đó. Hoặc đối tượng vay ngân hàng nhiều hơn số tiền bạn cần, cuối cùng vượt quá khả năng chi trả và ngân hàng phát mãi tài sản thế chấp là của bạn.



Hiện nay, nhiều người có nhu cầu mua bán nhà đất rất ngại tìm đến bên thứ ba (môi giới tự do, đại lý môi giới) vì không muốn mất thêm khoản tiền “hoa hồng”. Tuy nhiên, rất ít khách hàng có thể tự hoàn tất giao dịch mua – bán bởi đây là cả một quá trình đòi hỏi kinh nghiệm, các thủ tục pháp lý, giấy tờ… rất phức tạp. Vì vậy, khách hàng nên cân nhắc đến việc thuê môi giới để quá trình đàm phán và chốt giao dịch diễn ra thuận lợi và suôn sẻ hơn.

Để chọn được bên môi giới tốt, khách hàng cần ủy thác cho bên môi giới uy tín, có kinh nghiệm và khả năng đưa ra phương án hài hòa cho cả người bán lẫn người mua, đồng thời cũng phải am hiểu pháp lý để có thể thay mặt khách xử lý giấy tờ và các thủ tục hành chính.



Nên làm gì khi trở thành nạn nhân của vụ lừa đảo mua bán nhà đất?

Trong trường hợp người bán phát hiện mình đã bị lừa đảo mua bán nhà đất thì việc đầu tiên cần làm đó chính là trình báo với các cơ quan chức năng có thẩm quyền về vụ việc, nhằm có biện pháp ngăn chặn các giao dịch mua bán nhà đất tiếp theo liên quan đến bất động sản đó được tiến hành.

Lúc này đây, nếu nhà đất của bạn đã bị các đối tượng lừa đảo bán đi thì sau khi nhận được đơn trình báo, cơ quan chức năng sẽ tiến hành xác minh rằng đây là một vụ lừa đảo mua bán nhà đất. Và bạn là chủ sở hữu thực sự của nhà đất đó nhưng không hề có chủ đích thực hiện các giao dịch thì các giao dịch mua bán nhà đất do các đối tượng lừa đảo tiến hành sẽ không có hiệu lực. Chủ sở hữu căn nhà là bạn sẽ được khôi phục, tiến hành trả lại sổ đỏ.

Về phía người mua nhà đất từ các đối tượng lừa đảo, họ cũng là nạn nhân nên có quyền được khởi kiện người được ủy quyền thực hiện giao dịch với mình (thường là chính đối tượng lừa đảo hoặc đồng bọn) để đòi lại số tiền đã mất.



Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể bị tù lên đến chung thân

Tuy nói rằng bạn có thể được pháp luật bảo vệ và đòi lại được quyền lợi cho mình nhưng quá trình này rất mất thời gian, rất mệt mỏi và tiêu tốn nhiều tiền của. Vì vậy, cách tốt nhất dù là người bán bạn cũng cần cần trọng trong bất kỳ giao dịch mua bán nhà đất nào. Không cho người lạ tiếp cận đến sổ đỏ, giấy tờ nhà đất gốc. Và ngay khi nhận thấy dấu hiệu khả nghi nào phải lập tức kiểm tra, xác minh và trình báo cơ quan chức năng.



Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm