Hướng dẫn làm lễ nhập trạch chuẩn phong thủy

| 24-12-2019, 17:59 | Kiến thức

Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe đến lễ nhập trạch, nhưng mấy ai nắm rõ lễ nhập trạch là gì, lễ nhập trạch cần chuẩn bị đồ lễ như thế nào? Cách cúng lễ nhập trạch đúng? Nếu bạn còn chưa nắm rõ về những nghi thức và nghi lễ này, hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi trong phạm vi bài viết này nhé.

Lễ nhập trạch có ý nghĩa gì

Lễ nhập trạch là gì

Nhập trạch là từ Hán Việt, nhập có nghĩa là vào, trạch có nghĩa là nhà. Nhập trạch có thể hiểu đơn giản là dọn vào nhà mới. Lễ nhập trạch được ví von như việc khai báo, đăng ký hộ khẩu với thần linh, thần thổ địa đang cai quản khu đất đó.

Hướng dẫn làm lễ nhập trạch chuẩn phong thủy
Lễ nhập trạch, một nghi thức quan trọng trong đời sống

Lễ nhập trạch là một nghi lễ cổ truyền được lưu giữ từ đời này qua đời khác, không phân biệt xây nhà cấp 4, nhà phố, nhà biệt thự hay mua chung cư; đều phải làm lễ nhập trạch trước khi dọn vào nhà mới.

Lễ nhập trạch có ý nghĩa gì

Từ xa xưa, ông bà ta đã có quan niệm, có thờ có thiêng, có kiêng có lành, mỗi một vùng đất đều có một vị thần cai trị. Việc động thổ xây nhà, chuyển đến nhà mới hoặc chuyển đi đều phải làm lễ báo cáo. Việc báo cáo này được xem như là việc trình diện với thần linh, thần thổ địa cai quản,với mong muốn được chấp thuận và cuộc sống sau này trong chính ngôi nhà mới được thuận buồm xuôi gió, gặp nhiều may mắn.

Mặt khác thần linh thổ địa đang cai quản ở nhà cũ, khi gia đình chuyển đến nhà mới thì cũng nên làm lễ để xin phép chuyển họ đến nhà mới, để gia đạo tiếp tục được các vị thần che chở và phù hộ.

Cúng lễ nhập trạch như thế nào

Để tránh thiếu xót, mất thời gian và chuẩn bị chu đáo nhất cho buổi lễ, chúng ta cần phải thực hiện từng bước 1 để tránh xót việc, điều này ảnh hưởng không tốt đến buổi lễ nhập trạch của gia đình.

Chuẩn bị cho lễ nhập trạch

Chọn giờ đẹp, ngày lành, tháng tốt

Lễ nhập trạch được tiến hành vào ngày, giờ đẹp

Việc chọn ngày đẹp được xem là bước khởi đầu trong tất cả các việc trọng đại của gia đình hoặc của đời người. Chọn giờ Hoàng đạo, ngày lành, tháng tốt để cúng lễ nhập trạch sẽ giúp gia chủ có khởi đầu tốt đẹp, gặp nhiều may mắn và thuận lợi trong quá trình sinh sống, sức khỏe bình an và hạnh phúc.

Giờ Hoàng đạo, ngày đẹp sẽ được chọn căn cứ theo tuổi của người làm nhà. Do đó khi xây nhà hoặc khi làm lễ thì cần phải căn cứ theo tuổi của người chủ đứng động thổ.

Đồ lễ nhập trạch cần sắm những gì

Đồ lễ cúng nhập trạch bao gồm hương hoa, quả ngọt và mâm cơm mặn. Đồ lễ có thể được sắm to hay nhỏ tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình, tuy nhiên lòng thành vẫn là trên hết, do đó tất cả đồ lễ đều phải được chuẩn bị từ tâm và thể hiện lòng thành của gia chủ.

Nhang đèn, hương hoa bao gồm: hoa tươi (cúc, hồng, huệ); cặp đèn cầy hoặn nến cốc, nhang, tiền vàng, trầu câu, gạo, muối, nước

Ngũ quả: ưu tiên lựa chọn những quả ngọt và có mùi thơ, nên lựa chọn 5 loại có mùi thơm như xoài, cam, táo, đu đủ, lê, nho, …

Mâm cơm quan trọng trong lễ nhập trạch được bái trí theo mong muốn của gia chủ

Mâm cơm mặn: mâm cơn mặn bao gồm món xào, canh, xôi, gà luộc, hoặc các món mặn khác tùy ý. Ngoài ra trong lễ cúng nhập trạch nên chuẩn bị 1 bộ tam sên là 1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 quả trứng luộc, tượng trưng cho trời, đất và nước. Các món mặn được chế biến tùy theo quan niệm của từng vùng miền cũng như sở thích của mỗi gia đình, không có quy định cụ thể cho mâm cơm mặn bao gồm bao nhiêu món và bao gồm những món gì.

Đồ đạc khác cần chuẩn bị trong lễ cúng:

+ Bếp than được đặt ở chính giữa lối đi cửa chính để vào nhà. Mục đích là để gia chủ và những người khác sẽ bước qua bếp than khi vào nhà, loại bỏ hết những điều không may mắn.

+ Bếp nấu: bếp nấu nên là bếp ga, để có ánh lửa,không nên dùng bếp điện vì theo quan niệm dân gian thì bếp điện có tinh mà không có tướng, tức là có nhiệt mà không có ngọn lửa nên không tốt.

+ Nên chuẩn bị thêm cả gạo muối để ném quanh nhà khi làm lễ nhập trạch xong. Cúng nhập trạch

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ đồ lễ, chọn được ngày giờ đẹp, bạn có thể nhờ người cúng hoặc tự mình cúng theo văn khấn dưới đây.

Văn khấn nhập trạch

Văn khấn thần linh

Văn khấn thần linh có ý nghĩa quan trọng khi cúng nhập trạch, bởi thần linh là người trực tiếp cai quản khu đất, cho nên muốn về nhà mới phải xin phép thần thổ công, vong linh tại nhà mới.

Văn khấn nhập trạch có văn khấn thần linh và văn khấn gia tiên

Nội dung bài văn khấn lễ nhập trạch như sau:

Nam mô a di đà phật! (đọc đi đọc lại 3 lần)

Con xin kính lạy chín phương trời, cùng chư phật mười phương. Kính lạy Hoàng thiên hậu thổ và chư vị Tôn thần.

Con xin kính lạy Thần linh thổ địa, bản Gia Táo quân, tất cả các vị thần linh cai quản xứ này.

Con tên là ………………. Sinh năm(số) ….. tức năm (năm âm lịch) …….. (ví dụ: 1990 – Canh Ngọ)

Hôm nay nhân ngày lành tháng tốt, ngày…. Tháng….. năm (tức ngày …. Thán…. Năm ….. âm lịch), con sắm sửa lễ vật, hương hoa, trầu cau, bày lên trước án, xin kính cẩn tâu trình đến chư vị thần linh:

Các vị thần linh;

Thông minh chính trực;

Giữ ngôi tam thai;

Nắm quyền tạo hóa;

Thế đức hiếu sinh;

Phù hộ dân lành;

Bảo vệ sinh linh;

Nêu cao chính đạo.

Gia đình của chúng ton vừa xây cất (mua được/ thuê được) ngôi nhà này có địa chỉ là……. Nay công trình viên mãn, mọi sự hoàn thành, chọn được ngày lành tháng tốt nên cúi mong chư vị thần linh tề tựu thụ hưởng lễ vật, cho chúng con được nhập trạch vào nhà mới, sau đó lập bát hương thờ cúng thần linh.

Cũng xin các vị thần anh minh cho chúng con được rước vong linh gia tiên của chúng con về nhà mới tại …….thờ phụng.

Cầu xin được thần linh chứng giám, gia ân tác phúc, phù hộ độ trị cho gia đình làm ăn phát đạt, an ninh, khang thái, cuộc sống an lành.

Tín chủ cũng xin thành tâm được mời những hương linh phảng phất, các vong hồn không nơi nương tựa quanh đây đến thụ hưởng lễ vật. Mong được phù trì ăn lên làm ra, cuộc sống an lạc, gia đạo thuận hòa, phòng tránh được những điều xui rủi.

Chúng con dù lễ bạc nhưng tâm thành, xin cuối đầu kính lễ, cúi mong được thần linh chứng giám!

Cẩn cáo!

Nam mô a di đà phật (đọc đi đọc lại 3 lần)

Văn khấn gia tiên

Sau khi đã khấn thần linh, tiếp theo đến đọc văn cúng nhập trạch xin phép ông bà, tổ tiên cùng về nhà mới, để con cháu được tiếp tục được thờ cúng.

Nam mô a di đà phật (đọc đi đọc lại 3 lần)

Con xin kính lạt Liệt tổ liệt tông họ ……(họ của ông bà tổ tiên) gia tại thượng

Kính lạy Cửu huyền thất tổ nội ngoại gia tiên linh

Con tên là…… Hôm nay ngày lành tháng tốt, là ngày….tháng…..năm…..(tức ngày….tháng….năm…âm lịch)

Chúng con vừa dọn đến nhà mởi ở địa chỉ……….

Nhờ ân phúc của tổ tiên, ông bà phù hộ mà gia đình đã tạo dựng được nơi ở mới. Hôm nay chúng con đã sắm sửa lễ vật, hoa quả hương nhang, trầu cau, xin thành tâm thắp nén nhang dâng lên án thờ. Kính cẩn cầu xin tổ tiên, chư vị hưng linh nội ngoại chứng giám cho lòng thành, tề tựu về đây thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu được xuất nhập bình an, gia đạo thuận hòa, cuộc sống hưng thịnh, mọi điều bình an, mạnh khỏe.

Chúng con cũng xin được rước tổ tiên về địa chỉ mới…..để tiếp tục được thờ phụng, hương nhang mỗi ngày, thể hiện chữ hiếu của con cháu.

Lễ bạc tâm thành, chúng con xin được kính lễ, cúi mong tổ tiên chứng giám ưng thuận, thọ cảm ân sâu.

Cẩn cáo!

Nam mô a di đà phật ( đọc đi đọc lại 3 lần)

Các bước làm lễ nhập trạch

Trước khi làm lễ cúng chính thức vào giờ đẹp, nên mở tất cả các cửa sổ, bất hết đèn điện sáng trong nhà. Khi đến giờ hoàng đạo thì gia chủ:

Khi làm lễ nhập trạch cần tuân thủ đầy đủ các bước
  • Chủ nhà, người đứng tuổi xây nhà tay cầm bát hương bước qua bếp than củi được đặt ở vị trí giữa cửa chính. Những người còn lại trong gia đình cũng bước theo trên tay cầm chổi, muối, nước, trang sức, bếp nấu. Không nên đi tay không vì nó mang ý nghĩa không có của cải. Mâm cúng nhập trạch đi cuối cùng.
  • Đặt bát hương và mâm cơm mặn lên bàn thờ gia tiên
  • Gia chủ và mọi người cùng lạy 3 lạy, sau đó đọc bài k hấn gồm có hai phần là văn khấn gia tiên và văn khấn thần linh
  • Trong thời gian chờ hết hương, đích thân chủ nhà sẽ đun nước pha trà, hành động này có ý nghĩa khai bếp nhà mới. Nước sẽ đun trong vòng 5 đến 10 phút sau khi sôi, đun càng lâu càng tốt. Sau đó dùng nước này dâng lên gia tiên và các thần linh, cũng có thể mời các thành viên trong gia đình cùng uống.
  • Tiến hành hóa vàng khi cháy hết hương, khi cháy hết thì lấy rượu rưới lên tro tàn
  • Giữ lại 3 hũ muối, gạo, nước để sau này đặt vào bàn thờ táo quân, biểu trưng cho sự no đủ

Như vậy là lễ nhập trạch đã hoàn tất, tiến hành kê đồ đạc chuyển nhà như ý muốn của gia chủ.

Một số lưu ý khi tiến hành nhập trạch bạn nên tìm hiểu kỹ

  • Nếu chưa kịp chuẩn bị chuyển về luôn, chỉ nhập trạch lấy ngày thì nên tiến hành các bước tương tự như trên, chuyển bàn thờ gia tiên và thần linh về trước, đồ đạc chuyển về sau. Nên ngủ lại 1 đêm trong ngày cúng nhập trạch để tạo sinh khí cho ngôi nhà.
  • Nếu nhập trạch nhà chung cư thì tiến hành như nhà bình thường, khi khấn thì đọc tên số phòng và số tòa chung cư mình ở. Không đốt bếp than ở cửa chính để đảm bảo tuân thủ đúng quy định về an toàn cháy nổ của Ban quản lý tòa nhà. Việc hóa vàng nên xuống dưới sân tòa nhà, để đảm bảo không gian và sự an toàn chung.
  • Sau lễ cúng nhập trạch nhà mới, cần phải làm lễ cáo yết gia tiên rồi mới được thụ lộc đã cúng. Các thành viên trong gia đình từ lớn đến bé cần đứng trước ban thờ khấn bái tạ ơn để cầu bình an cho gia đình.
  • Nhà thuê có thể làm lễ nhập trạch hoặc không. Điều này là do niềm tin tâm linh của mỗi người. Nếu bạn tin, bạn có thể sắm 1 lễ nhỏ, tùy tâm để thông báo, mong muốn nhận được nhiều may mắn khi sống ở ngôi nhà mới thuê.
  • Việc chuyển đến nhà mới sau khi nhập trạch chỉ nên làm vài buổi sáng, trưa, không nên chuyển buổi tối dễ khiến vong lang thang bên ngoài theo về nhà mới.

Lễ nhập trạch là một nghi thức quan trọng như lễ động thổ, thông báo lên nhà mới. Chuẩn bị bước vào 1 cuộc sống mới. Lễ nhập trạch nên chuẩn bị kỹ càng, thành tâm, hạn chế thiếu xót để có thể như ý.

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ trên đây, đã giúp các bạn có thêm những kiến thức tâm linh, chuẩn bị tốt hơn cho không gian sống của gia đình mình nhé.

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm