Tổng hợp các hợp đồng bắt buộc phải công chứng trong giao dịch mua bán nhà đất

Nguyễn Thanh Thuý Nguyễn Thanh Thuý | 3-01-2020, 22:52 | Kiến thức

Công chứng, chứng thực là công việc nên thực hiện trong mọi giao dịch bất động sản để đảm bảo vấn đề về pháp lý và tránh rơi vào tình trạng "tiền đã trả mà nhà chẳng thấy đâu". Bài viết dưới đây sẽ gửi đến bạn danh sách những hợp đồng bắt buộc công chứng khi mua bán nhà đất.

Công chứng là "bảo hiểm" cho một giao dịch bất động sản

Hiện nay, thị trường giao dịch bất động sản như đất đai, nhà ở,... đang nở rộ, nhất là ở các đô thị lớn như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng... Các giao dịch có thể lên tới hàng trăm triệu cho đến hàng tỷ đồng, khiến người mua lẫn người bán phải thật cẩn trọng để tránh tình trạng "tiền mất, tật mang".

Có một số trường hợp giao dịch dựa trên "niềm tin", hợp đồng viết tay không công chứng, đến khi có tranh chấp thì hợp đồng sẽ bị tuyên bố vô hiệu và người mua có thể sẽ mất trắng cả nhà lẫn tiền mua nhà. Trong khi đó, các hợp đồng, giấy tờ nếu được CÔNG CHỨNG trước đó thì sẽ được Pháp luật Nhà nước bảo vệ về quyền lợi.

Tổng hợp các hợp đồng bắt buộc phải công chứng trong giao dịch mua bán nhà đất

Mọi hợp đồng, giấy tờ trong giao dịch bất động sản cần được công chứng

Ngoài ra, công chứng, chứng thực đóng vai trò quan trọng giúp Nhà nước quản lý các hợp đồng giao dịch đặc biệt là các hợp đồng có liên quan tới bất động sản.

Vậy đối với các cá nhân, tổ chức trực tiếp tham gia giao dịch, công chứng được lợi gì?

  • Thứ nhất, công chứng đảm bảo tính hợp pháp của nội dung các giao dịch.

  • Thứ hai, công chứng góp phần "cản trở" cũng như hạn chế các dự án ma, giúp loại bỏ các yếu tố lừa đảo liên quan tới mua bán, chuyển nhượng bất động sản.

  • Thứ ba, công chứng góp phần nâng cao giá trị chứng minh hợp đồng khi có xảy ra tranh chấp giữa các bên giao dịch, đồng thời đây cũng là cơ sở để tòa án xem xét và bảo vệ người tham gia.

Chi phí thủ tục công chứng chỉ chiếm một phần nhỏ so với giá trị tài sản trong quá trình giao dịch, vì vậy đối với các giao dịch bất động sản trên, các bên tham gia nên thực hiện đầy đủ và nghiêm túc theo đúng quy định của pháp luật để tự bảo về tài sản của chính mình.

Tổng hợp các hợp đồng bắt buộc phải công chứng trong giao dịch mua bán nhà đất

STT

Loại hợp đồng

Cơ sở pháp lý

1

Hợp đồng mua bán nhà ở

Theo Điều 122 Luật Nhà ở 2014

2

Hợp đồng tặng cho nhà ở

Theo Điều 122 Luật Nhà ở 2014

3

Hợp đồng đổi nhà ở

Theo Điều 122 Luật Nhà ở 2014

4

Hợp đồng góp vốn bằng nhà ở

Theo Điều 122 Luật Nhà ở 2014

5

Hợp đồng thế chấp nhà ở

Theo Điều 122 Luật Nhà ở 2014

6

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013

7

Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

Điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013

8

Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất

Điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013

9

Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013

10

Hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất

Điểm b khoản 3 Điều 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013.

11

Hợp đồng cho thuê lại quyền sử dụng đất

Điểm b khoản 3 Điều 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013.

12

Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc người không biết chữ

Khoản 3 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015

13

Di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài

Khoản 5 Điều 647 Bộ luật Dân sự 2015

14

Văn bản thừa kế về nhà ở

Khoản 3 Điều 122 Luật Nhà ở 2014

15

Văn bản thừa kế về quyền sử dụng đất

Điểm c khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013

16

Văn bản về lựa chọn người giám hộ

Khoản 2 Điều 48 Bộ luật Dân sự 2015

Các thủ tục và trình tự công chứng thường được niêm yết công khai tại các văn phòng, tổ chức hành nghề công chứng.

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm