Hướng dẫn cách lấy góc vuông, giác móng nhà một cách chuẩn xác nhất

| 15-01-2020, 11:04 | Kiến thức

Có cần thiết phải lấy góc vuông không, cách lấy góc vuông, giác móng nhà như thế nào chuẩn xác nhất. Những thông tin cơ bản này sẽ được nêu rõ trong bài viết dưới đây để bạn tham khảo, áp dụng vào công việc.

Góc vuông, giác móng là gì?

Cách lấy góc vuông hay còn gọi là giác móng. Đây là việc định vị các góc của ngôi nhà bằng phương pháp thủ công hoặc kỹ thuật. Việc xác định các góc vuông này rất quan trọng trong thiết kế nhà, nếu đúng kỹ thuật sẽ giúp ngôi nhà của bạn chắc chắn, bền vững và không bị méo mó nữa.

Chú ý khi giác móng nhà: Ta nên lựa chọn góc của ngôi nhà vuông vắn nhất đối với ngôi nhà có khu đất không được đẹp để làm góc khởi đầu giác móng.

Khi tiến hành giác móng nhà sẽ có các công việc cụ thể sau:

+ Xác định tìm nhà chân mái đất dấp

+ Đỉnh mái

+ Mép hố móng hay đường viền móng

+ Kiểm tra kích thước và các góc vuông

Hướng dẫn cách lấy góc vuông, giác móng nhà một cách chuẩn xác nhất

Cách lấy góc vuông, giác móng nhà

Cách lấy góc vuông bằng phương pháp thủ công

Chuẩn bị

Nếu bạn không có máy móc hiện đại, bạn tiến thành thủ công cần chuẩn bị những vật dụng sau:

+ Cọc sắt đầu sơn đỏ dài 50cm: 4 đoạn

+ Thước mét: 1 cái

+ Búa: 1 cái

+ Dây dù hoặc cước: 1 cuộn

Các bước tiến hành thao giác giác móng nhà

Trong hình minh họa này, nếu bạn lấy điểm D là góc ô đất xây dựng, góc nhà cách góc ô đất theo 2 phương là 2,4m, từ đó bạn xác định được điểm A là góc nhà.

Tại điểm A, bạn dùng búa đóng 1 cọc sắt đã chấm sơn màu đỏ, dùng cước buộc vào đầu cọc, quay 1 bán kính 3m và 1 bán kính 4m.

Tiếp đó xác định điểm C. Điểm này thỏa mãn điều kiện cạnh AC = 3m và từ C đến tường rào là 2,4m.

Từ điểm C, bạn tiếp tục đóng búa tiếp 1 cọc sắt đã sơn màu đỏ, buộc vào đầu cọc 1 sợi cước và quay bán kính bằng 5m.

Bạn sẽ tìm được điểm giao giữa cung tròn tâm A và cung tròn tâm C là điểm B. Điểm này đảm bảo 3 cạnh AB = 4m, AC = 3m, BC = 5m.

Theo định lý pitago có 3×3+4×4=5×5=25 => BAC là góc vuông.

Theo hướng cạnh AC, AB ta đo khoảng cách chiều dài cạnh nhà và xác định được cạnh còn lại. Làm tương tự với cạnh góc chéo còn lại để kiểm tra.

Sau khi đã hoàn thành giai đoạn lấy góc vuông bằng thủ công như thế này, bạn tiến hành xác định vị trí của đài và tiến hành xác định vị trí cọc trong đài.

Đối với phần móng trên mặt bằng cần xác định được tim đài từ các điểm chuẩn. Sau đó tiến hành căng dây trên các mốc, lấy thăng bằng và xác định vị trí tim cọc theo thiết kế.

Cuối cùng sử dụng phương pháp giác móng thủ công chính xác để xác định tim cọc, sử dụng dây dọi thả từ các giao điểm trên dây đã xác định tim cọc để từ đó xác định được tim cọc thực dưới đất và đánh dấu vị trí này.

Cách lấy góc vuông bằng máy

Bên cạnh phương pháp thủ công, hiện nay máy móc ra đời nhằm giải phóng sức lao động của con người, kể cả việc lấy góc vuông. Những công trình lớn cần có người chuyên làm trác đạc và dùng máy toàn đạc điện tử thay vì giác móng thủ công. Máy quang có sai số lớn, bẻ góc 90 công trình dài > 30m là sai số vài cm.

Bảng thông số cạnh góc vuông để bạn tham khảo

Các bước tiến hành

Bước 1: Thiết kế, giám sát, chủ đầu tư sẽ tiến hành giao mặt bằng cho nhà thầu

Bước 2: Từ mốc gốc chuyền thêm một số mốc thứ cấp ra các vị trí thuận lợi cho đo đạc và bảo vệ mốc.

Bước 3: Dùng máy chuyền các địa điểm định vị trục, các điểm này phải cách trục 5 – 10m để không bị mất khi đào đất và vận chuyển tập kết vật tư.

Bước 4: Khi đào đất chỉ nên giác móng sơ bộ bằng cách rải vôi để máy đào. Sau khi đổ bê tông lót xong mới dùng máy định vị lại, bật mực lên bê tông lót trước khi đặt thép.

Khi sử dụng máy móc, bạn chỉ cần 1 người trung cấp đo vẽ địa hình là đủ. Kỹ sư xây dựng sẽ dùng thủy bình kiểm tra cốt.

Những lưu ý khi lấy góc vuông

Định vị công trình căn cứ vào góc hướng và góc phương vị

Đối với những công trình bạn đã biết mốc chuẩn A, góc hướng, góc phương vị và độ dài, định vị công trình sẽ được tiến hành theo các bước sau:

Đầu tiên là dùng địa bàn xác định hướng Bắc

Tiếp đến là đặt máy kinh vĩ tại điểm A ngắm theo hướng Bắc rồi quay một góc xác định.

Dùng thước đo khoảng cách m trên tia AX, xác định được điểm B.

Đặt máy B ngắm lại A và quay một góc để xác định được BI

Dùng thước đo độ dài BE là một cạnh của công trình. Như vậy bạn sẽ xác định được điểm B và cạnh công trình BE. Làm như vậy sẽ xác định được trục tim đường bao công trình trên khu đất xây dựng.

Gửi mốc và bảo quản mốc

Sau khi định vị được công trình, căn cứ vào bản vẽ thiết kế xác định các đường tim ngang dọc của công trình. Kéo dài các đường tim về phía của công trình rồi làm mốc. Thoogn thường mốc tìm làm bằng cọc sắt hoặc cọc bê tông cốt thép được đổ bê tông móng.

Sau khi định vị và giác móng công trình phải lập biên bản có sự xác nhận của chủ đầu tư, cơ quan thiết kế, cán bộ trắc đạc và cán bộ chỉ huy thi công công trình. Các mốc này được bảo vệ suốt quá trình thi công.

Cách lấy góc vuông rất quan trọng, chỉ một chút sai sót nhỏ sẽ dẫn đến không nhà của bạn bị lệch và thành hình khác. Lúc đó sẽ ảnh hưởng đến tổng thể kiến trúc, kết cấu của ngôi nhà. Vì vậy trong xây dựng, đây là hạng mục được tất cả kiến trúc sư quan tâm và thực hiện một cách cẩn thận.

Hi vọng những thông tin về cách lấy góc vuông hay còn gọi là giác móng trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong việc thi công công trình hoàn thiện, đảm bảo chất lượng hơn.

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm