Có nên xây tầng hầm hay không? Cách tính chi phí xây tầng hầm

| 21-08-2020, 07:34 | Phân tích Nhận định

Ngày nay có nhiều người khi xây nhà, lựa chọn xây thêm tầng hầm để có thêm không gian cho gia đình. Tuy nhiên cũng có những phân vân không biết có nên xây tầng hầm hay không. Dưới đây là ưu và nhược điểm của tầng hầm cũng như quy định và chi phí xây dựng, giúp bạn có lựa chọn đúng đắn cho mình.

Có nên xây tầng hầm hay không? Cách tính chi phí xây tầng hầm
Thiết kế ngôi nhà biệt thự có tầng Hầm

1. Có nên xây tầng hầm không?

Tầng hầm là một hoặc nhiều tầng của một ngôi nhà hoặc tòa nhà. Nó được thiết kế xây dựng nằm một phần hoặc hoàn toàn dưới tầng trệt. Tầng hầm nằm sâu trong lòng đất và nó được xem như là một không gian tiện ích cho ngôi nhà. Những tòa cao ốc hoặc nhà phố thường thiết kế tầng hầm.

Vậy có nên xây tầng hầm hay không? Cùng chúng tôi điểm qua những ưu điểm và nhược điểm của tầng hầm để đưa ra quyết định cho ngôi nhà của mình nhé.

Mẫu nhà 1 trệt 2 lầu, 1 lửng, 1 tầng hầm

Ưu điểm xây tầng Hầm

Thứ nhất có không gian để xe: Nhiều ngôi nhà ở thành phố vì diện tích xây nhà ít nên không có chỗ để xe, cũng không có sân, bắt buộc phải để xe trong nhà. Điều này sẽ khiến cho không gian nhà bị chật. Xây tầng hầm giúp bạn có chỗ để xe cho cả ô tô và xe máy.

Thứ hai tăng giá trị cho căn nhà: Nếu như xây thêm tầng hầm, ngôi nhà của bạn sẽ trông sang trọng hơn rất nhiều vì nó không quá chật chội. Lúc này không gian tầng trệt bạn có thể tự do trang trí mà không cần lo về việc để xe.

Thứ ba có thêm không gian làm kho chứa: Ngoài việc để xe thì tầng hầm còn có thể làm kho chứa. Những vật dụng không dùng đến như máy móc, thóc gạo bạn cũng có thể để dưới tầng hầm.

Thứ tư tách biệt lối đi: Nếu như bạn xây nhà để cho thuê hoặc đối với các tòa nhà cao tầng thì xây tầng hầm sẽ giúp tách biệt lối đi cho khách. Họ chạy xuống tầng hầm để cất xe và đi lên bằng lối đi riêng sẽ thuận tiện hơn.

Thứ năm cho thuê được cả tầng trệt: Đối với những người muốn xây nhà để cho thuê thì đa số tầng trệt sẽ là tầng để xe. Tuy nhiên nếu xây thêm hầm, bạn lại có thêm một không gian để xe cho khách và dùng tầng trệt cho thuê giúp tăng thu nhập cho gia đình.

Mẫu biệt thự có tầng hầm 02 ô tô vào thoái mái

Nhược điểm xây tầng hầm

Thứ nhất chi phí lớn và thi công hầm phức tạp: Để có thể xây thêm tầng hầm bạn phải bỏ ra chi phí nhiều hơn so với việc không xây. Cụ thể, cao hơn 150% so với làm sàn không có hầm, vì toàn bộ tường sàn hầm phải đổ bê tông và chống thấm, đồng thời xây hầm càng sâu thì chi phí càng nhiều vì phải đổ bê tông và chống thấm.

Tuy nhiên nếu như thu nhập từ việc cho thuê tầng trệt (tầng hầm) có thể bù đắp nhanh chóng chi phí làm hầm. Đơn cử như karaoke, công ty bất động sản, văn phòng trụ sở...

Thứ hai đảm bảo kỹ thuật thi công: Thi công tầng hầm cần phải đảm bảo kỹ thuật vì việc đào sâu dưới lòng đất có thể làm ảnh hưởng đến độ chắc chắn của căn nhà. Ngoài ra còn có thể gây nên tình trạng sụp lún những nhà xung quanh. Vật liệu xây tầng hầm cũng nên đảm bảo tốt.

Thứ ba không phải ngôi nhà nào cũng xây hầm được: Xây hầm cần tính toán đến độ chắc và khả năng ảnh hướng đến những nhà xung quanh. Vì đa số những ngôi nhà cũ tại trung tâm TP.HCM có móng rất nông

Thứ tư chiều dài công trình khó làm hầm: Nếu nhà của bạn không đảm bảo đủ chiều dài công trình thì tốt nhất không nên làm hầm vì khó làm ram dốc.

Mẫu nhà phố 1 trệt 2 lầu 1 tầng hầm

3. Chi phí xây tầng hầm

Nhược điểm của xây tầng hầm đó chính là chi phí xây dựng khá tốn kém. Thông thường bạn sẽ tốn hơn không xây hầm từ 115% đến 140%. Chi phí này cũng sẽ thay đổi tùy thuộc vào độ sâu của hầm, vật liệu bạn lựa chọn. Cụ thể:


Xây hầm sâu 1,2m: Tổng chi phí Tăng 115% so với không làm hầm;
Xây hầm sâu 1,2m -1,8m: Tổng chi phí Tăng 119% so với không làm hầm;
Xây hầm sâu 1,8-2,5m: Tổng chi phí Tăng 123% so với không làm hầm;
Xây hầm sâu > 2,5m: Tổng chi phí Tăng 137% so với không làm hầm.
Chi phí xây dựng tầng hầm tỷ lệ thuận với độ sâu của Hầm

VD: Xây ngôi nhà cần xây có diện tích đất 10m x 10m và xây 5 lầu gồm lầu 1, 2, 3, 4, 5 (Giả sử không tính diện tích giêng trời). Diện tích ban công là 0,9×10=9m2. Đơn giá xây dựng phần thô nhà khoảng 3 triệu đồng /m2 sàn (Nếu hoàn công thì 5 triệu - 5.5 triệu/m2).

Bảng do sánh phương án xây nhà không có Hầm và có Hầm 1.2 

Bảng do sánh phương án xây nhà không có Hầm và có Hầm 1.2

Chi phí khi xây nhà có Hầm sâu 1.2m, 1.8m, 2.5m 

Chi phí khi xây nhà có Hầm sâu 1.2m, 1.8m, 2.5m

Chi phí khi xây nhà có Hầm sâu trên 2.5m 

Chi phí khi xây nhà có Hầm sâu trên 2.5m

Thông thường, Xây càng nhiều tầng hầm chi phí càng cao, Cụ thể


Tầng thứ nhất có chi phí cao hơn tầng nổi 1,5-1,7 lần;
Tầng hầm thứ 2 chi phí cao hơn tầng nổi khoảng 2-2,5 lần;
Tầng hầm thứ 3 có thể cao hơn tầng nổi từ 3-3,5 lần;
Tầng hầm sâu hơn, chi phí sẽ cao hơn rất nhiều.

4. Quy định xây tầng hầm

Khi xây dựng tầng hầm, để đảm bảo an toàn và chất lượng. Bạn nên tuân thủ những quy định chung sau đây:

Số tầng hầm: Tùy vào thiết kế và mục đích sử dụng mà bạn có thể thiết kế só tầng hầm thích hợp. Tuy nhiên Bộ xây dựng quy định, chiều sâu của tầng hầm không được quá 5 tầng. Những trung tâm thương mại lớn thường xây dựng từ 2 đến 3 tầng hầm với mục đích để xe. Trong xây dựng, nhà cửa thì tốt nhất nên xây khoảng 1 tầng hầm là đủ.

Chiều cao tầng hầm: Đối với nhà phố hoặc biệt thự, chiều cao tầng hầm cần đảm bảo tối thiểu là 2,2m. Chiều cao của đường dốc hầm cũng tương ứng tối thiểu là 2,2m. Chiều cao này sẽ giúp xe lưu thông lên xuống hầm dễ dàng.

Chiều cao tầng bán hầm: Tầng bán hầm là nửa chiều cao nằm ngang hoặc trên cốt mặt đất đặt công trình. Phần tầng bán hầm cần có chiều cao tối thiểu là 2,2m. Đây là mức tối thiểu bạn cần phải tuân theo để đảm bảo sự an toàn và thoải mái mà bộ xây dựng đã quy định.

Thiết kế cột, đà trong tầng hầm: Nếu tầng hầm có nhiều đà sẽ làm giảm độ cao xuống 20 – 30 cm. Chính vì vậy bạn cần lưu ý đến vấn đề này. Hầm thấp quá sẽ làm cho không gian bị bít và phương tiện khó lưu thông. Chính vì vậy trong thiết kế bạn cần lưu ý về cột đà.

Độ dốc hầm: Bộ Xây dựng quy định, độ dốc hầm an toàn cần đảm bảo  không quá 15% đến 20% so với chiều sâu của hầm. Ví dụ hầm có chiều sâu 1m thì chiều dài của dốc hầm tối thiểu là 6m.

Trong trường hợp dốc cong thì độ dốc không vượt quá 13%. Đường dốc thẳng đạt 15%. Độ dốc hầm cho nhà phố thường từ 20 – 25%. Cứ đi vào 1m thì nền sẽ thấp xuống 25 cm.

Nền và vách hầm: Để đảm bảo quy định, nền và vách đều phải đổ bê tông cốt thép với độ dày 20cm. Công đoạn chống thấm cần phải được xử lý kỹ. Điều này giúp tránh ngập nước và giúp thoát nước thải ra đường cống công cộng tốt nhất.

Ngoài ra để tránh nước mưa tràn vào và dẫn sang lỗ ga cần phải thiết kế rãnh âm. Từ lỗ ga thiết kế máy bơm nước để bơm ngược ra đường lớn.

Chiều sâu hầm: Chiều sâu hầm theo quy định phải sâu từ 1,5m trở lên, còn với bán hầm khoảng 1,5m trở lại. Chiều sâu đào cho đến đáy móng là khoảng 3m, tính ra phải đào đất rất nhiều mới có thể xây hầm.

Đảm bảo độ thông khí và ánh sáng để không gian thoải mái và thoáng đãng nhất có thể.


4.1 Quy định xây dựng tầng hầm nhà phố

Đối với nhà phố có một số quy định về tầng hầm cần phải tuân thủ. Cụ thể là 5 quy định xây dựng hầm nhà phố


Ram dốc tức là vị trí đường xuống tầng hầm phải cách ranh giới tối thiểu là 3m.
Tính đến sàn tầng trệt, phần nổi của tầng hầm so với độ cao vỉa hè hiện hữu ổn định không được quá 1,2m.
Không được thiết kế tầng hầm có lối lên xuống dành cho ô tô tiếp cận trực tiếp với đường, trong trường hợp nhà ở liên kế có mặt tiền xây dựng giáp với đường có lộ giới nhỏ hơn 6m.
Quy định độ dốc khoảng từ 20 – 25% đối với những nhà phố ngắn, có diện tích hẹp và không có sân. Thông thường cứ vào 1m thì nền sẽ thấp xuống 25cm.
Độ dốc không vượt quá 13% đối với dốc cong và 15% với các đường dốc thẳng.

Trên đây là những gợi ý của chúng tôi về việc nên hay không nên xây hầm. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về ưu nhược điểm của việc xây hầm và quy định cũng như chi phí. Từ đó có thể đưa ra lựa chọn đúng đắn.

Nguồn: Invert.vn

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm