Chung cư ngoại giao đoàn có còn đáng để đầu tư và giá thực tế 2019 là bao nhiêu

Linh Giang Trần Linh Giang Trần | 16-07-2019, 18:26 | Phân tích Nhận định

Chung cư ngoại giao đoàn là khi xây dựng và mở bán được xem là một trong những khu chung cư đáng sống nhất ở Hà Nội nhờ vị trí thuận lợi và là đảm bảo an ninh tốt. Tuy nhiên, chung cư ngoại giao đoàn cũng là một trong những chung cư khá “tai tiếng” khi liên tiếp những năm gần đây xuất hiện những tồn tại lớn qua nhiều phản ánh của cư dân đang sinh sống ở đây.

4 năm đi vào hoạt động và 4 cái “thiếu” nguy hại trầm trọng

Thiếu an toàn


Thứ nhất phải kể đến vấn đề an toàn về phòng cháy chữa cháy (PCCC) trong chung cư ngoại giao đoàn. Nhiều tòa nhà chung cư của Ngoại giao đoàn đã đi vào hoạt động từ lâu, nhưng hệ thống an toàn PCCC tại đây vẫn đang tiềm ẩn những nguy hiểm khôn lường. Điều này tiềm ẩn những mối hiểm họa khôn lường, đe dọa trực tiếp đến sự an toàn của hàng trăm con người đang sinh sống ở chung cư ngoại giao đoàn.


Lấy ví dụ tại tòa nhà N03 - T2 của chung cư ngoại giao đoàn có 31 tầng (bao gồm 29 tầng nổi và 2 tầng hầm), trong khi các tầng đã được nghiệm thu và đáp ứng đủ điều kiện PCCC nhưng tầng 25A của tòa nhà chưa được nghiệm thu về PCCC nhưng cũng đã đi vào hoạt động. Tòa nhà N03 - T8 có chiều cao gồm 19 tầng nổi và 2 tầng hầm. Mặc dù đã đi vào hoạt động và hiện có nhiều công ty, văn phòng nhưng hệ thống PCCC của tòa nhà vẫn chưa được hoàn thiện.

Chung cư ngoại giao đoàn có còn đáng để đầu tư và giá thực tế 2019 là bao nhiêu

Bên cạnh đó, thiết kế thang máy tại đây cũng làm cho cư dân chung cư ngoại giao đoàn sống trong thấp thỏm. Cư dân chung cư ngoại giao đoàn cho biết, khi nhận nhà, thiết thang máy đã bị thay đổi so với ban đầu. Tất cả thang máy từ tầng 1 đến tầng 5 bị bịt kín và đóng ba thang từ tầng 21 đến tầng 35. Như vậy, khi có hỏa hoạn hoặc mất điện, sẽ rất nguy nghiệp cho cư dân.


Việc chung cư ngoại giao đoàn thiếu an toàn nhắc lại vụ việc cách đây 2 năm khi đã có nhiều người chuyển đến ở nhưng cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, cảnh tưởng trước chung cư được người dân miêu tả như một đại công trình. Đỉnh điểm là vụ việc năm 2017 một cư dân đang sống tại tòa N03T8 đã bị một chiếc xe công trường chạy ngược chiều gây tai nạn ngay trong khu vực dự án Ngoại giao đoàn tại địa điểm giao cắt giữa đường 60m và 50m gần Ban quản lý (BQL) các dự án phát triển nhà và đô thị (nằm trên trục đường dự kiến đấu nối với Nguyễn Văn Huyên và Võ Chí Công, khu công trường do HANCORP – chủ đầu tư cấp 1 của chung cư ngoại giao đoàn quản lý. Xem thêm tại đây.


Thiếu quy hoạch, quy hoạch thiếu hợp lý


Nhiều cư dân chung cư ngoại giao đoàn phản ánh lên Bộ Xây dựng, việc cơ sở hạ tầng kết nối dự án Khu Đoàn Ngoại giao với bên ngoài cũng như hạ tầng nội khu của toàn bộ dự án đang trong quá tình trạng xây dựng dở dang và thiếu so với quy hoạch được duyệt, toàn bộ cư dân phải sử dụng một tuyến đường giao thông duy nhất từ đường Phạm Văn Đồng vào với mật độ xe đông đúc, các cơ sở hạ tầng xã hội như trường học, khu dịch vụ công cộng chưa được xây dựng; kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền và chủ đầu tư sớm kết nối hạ tầng giao thông, triển khai đồng bộ các công trình hạ tầng xã hội theo đúng quy hoạch đã được duyệt để đảm bảo ổn định cuộc sống cho cư dân.

Khi mua nhà tại chung cư ngoại giao đoàn, người dân được chủ đầu tư giới thiệu sơ đồ, mô hình dự án với cơ sở hạ tầng giao thông kết nối thuận tiện với các khu vực của thành phố. Theo đó, dự án có 4 tuyến đường lớn thông ra đường Võ Chí Công, Xuân La, Nguyễn Văn Huyên, Phạm Văn Đồng. Tuy nhiên, hiện chỉ có một con đường duy nhất ra vào khu đô thị là đường Đỗ Nhuận dẫn ra đường Phạm Văn Đồng. Trong khi đó, các tuyến đường quy hoạch vẫn nằm trên giấy. Trong đó, tuyến đường quan trọng nhất là Nguyễn Văn Huyên kéo dài thông ra quận Cầu Giấy chưa biết bao giờ mới kết nối được vào khu đô thị để cư dân đi lại thuận tiện.

Một vấn đề nữa phản ảnh sự thiếu minh bạch trong quy hoạch của chung cư ngoại giao đoàn là việc việc cư dân tập trung nhằm bày tỏ ý kiến không đồng ý việc thay đổi quy hoạch, xây bệnh viện u bướu trong khu đô thị. Vốn dĩ, bệnh viện u bướu này không có trong quy hoạch ban đầu của chung cư ngoại giao đoàn. Việc xây dựng bệnh viện u bướu ngay trong lòng một khu đô thị hàng chục nghìn cư dân, giữa các đại sứ quán các nước, ngay sát khu xử lý nước thải cho toàn bộ khu đô thị ngoại giao đoàn tiềm ẩn các nguy cơ mất an toàn, vệ sinh cho chính bệnh viện cũng như nguồn nước sau xử lý của toàn khu.
Đồng thời, gây ra nguy cơ lây nhiễm chéo giữa bệnh viện, nguồn nước ngầm của toàn thành phố, hệ thống hồ điều hòa của khu đô thị. Chưa kể nguy cơ rò rỉ các chất từ phòng xạ trị của bệnh viện ra khu vực chung cư ngoại giao đoàn.
Cư dân khu Ngoại giao đoàn bức xúc xuống đường tập trung phản đối chủ đầu tư vào sáng ngày 12/5

Thiếu số đỏ


Nhiều cư dân đã ở chung cư ngoại giao đoàn từ 2015 nhưng đến bây giờ vẫn chưa có sổ đỏ. Theo nguồn tin của trang báo điện tử Ngày nay, chị Trần Thị Phương, 38 tuổi, cư dân tòa chung cư N01 T5, cho hay, gia đình chuyển đến ở đây từ năm 2015, là một trong những hộ đầu tiên đến ở chung cư ngoại giao đoàn nhưng đến nay gia đình chị và rất nhiều những gia đình khác nữa cũng chưa được làm “sổ đỏ” dù đã nộp đủ tiền cho chủ đầu tư. Tất cả những gì mà cư dân nhận được chỉ là rất nhiều lần chủ đầu tư ra sức hứa hẹn “suông” rằng sẽ sớm bàn giao “sổ đỏ”, và sau đó “mất hút”.


Thiếu nước

Nước là điều kiện sinh hoạt thiết yếu hàng đầu của mọi hộ gia đình, nhất là ở những khu đông dân cư, nước phải là yếu tố được đảm bảo trên hết. Tuy nhiên, vào đầu hè năm nay, nhiều căn hộ ở nhiều tòa chung cư ngoại giao đoàn đang phải đối mặt với cảnh thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Lượng nước chảy vào bể ngầm của tòa nhà yếu, hệ thống đường dẫn từ máy bơm xuống bể nước bị thủng dẫn đến tình trạng thiếu nước sinh hoạt trầm trọng.
Do máy bơm PCCC chỉ bơm lên được đến tầng 21 nên tòa nhà phải sử dụng vòi cứu hỏa đưa nước lên bể chứa đặt trên tầng thượng
Cư dân ở chung cư ngoại giao đoàn cho biết thêm, ban quản trị mới chỉ có giải pháp tạm thời cho tình trạng trên bằng cách mua thêm nước, phần còn lại dùng máy bơm nhỏ để hút phần nước còn lại trong bể ngầm lên thành bể rồi bà con mang xô chậu đến lấy nước rồi di chuyển bằng thang máy đưa lên nhà mình.
Nhiều gia đình phải dùng xô, chậu nhựa để "tích trữ" nước sạch

Vào mùa hè, nhu cầu dùng nước của dư dân rất nhiều, khoảng 140m3/ngày; ngày cao điểm lên đến 170m3/ngày. Tuy nhiên, lượng nước chảy vào bể chỉ đạt khoảng 45 – 50m3/ngày, vì thế không thể đủ để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của tất cả người dân. Ban quản trị chung cư ngoại giao đoàn phải gửi thông báo đến người dân chung cư ngoại giao đoàn sử dụng thật tiết kiệm nước, chỉ sử dụng nước để nấu cơm, còn tắm giặt phải hạn chế.

Chung cư ngoại giao đoàn đang được bán với giá bao nhiêu?

Khu chung cư ngoại giao đoàn có quy mô lớn với tổng diện tích đất nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch chi tiết khoảng 62,8ha, trong đó đất xây dựng trụ sở sứ quán, trụ sở cơ quan đại diện và tổ chức quốc tế có 20.2954m2. Đất xây dựng nhà cao tầng có tổng diện tích 135.103m2. Khu đất xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội có tổng diện tích là 288.943m2.

Dự án chung cư Ngoại Giao Đoàn gồm 4 khu N01, N02, N03, N04 được thiết kế có mật độ xây dựng rất thấp chỉ khoảng 30-33% còn lại là các công trình công cộng. Các tòa nhà được sắp đặt theo nguyên tắc không gian, đảm bảo không cản trở tầm nhìn của các tòa nhà, nhằm giảm tiêu thụ năng lượng nên ánh sáng và thông gió tự nhiên được tận dụng tối đa.

Hiện nay, các căn hộ chung cư ngoại giao đoàn được bán trong phổ giá từ 26 – 30 triệu/m2 (gồm VAT). Như vậy, mỗi căn hộ ở đây sẽ có giá trị trong khoảng từ hơn 2,2 tỷ đến 4,9 tỷ tùy vị trí.

Có nên đầu tư vào chung cư ngoại giao đoàn?

Ưu điểm của chung cư ngoại giao đoàn là được sở hữu các tiện ích sẵn có như trường học quốc tế, các trường Đại học, bệnh viện, công viên, khu vui chơi giải trí… Ngoài ra, để đảm bảo an ninh cho các tổ chức Quốc tế, Khu Ngoại Giao Đoàn còn được chính phủ đặc biệt quan tâm đến an ninh của toàn khu nói chung, và các Đại sứ quán văn phòng phi chính phủ nói riêng.


Bên cạnh đó, chung cư ngoại giao đoàn còn có tồn tại như những bất cập đang được kể trên từ phản ánh của những cư dân sinh sống ở đây là vấn đề an toàn PCCC, quy hoạch thiếu hợp lý với việc xây dựng bệnh viện đang nổi cộm gần đây và một số những bất cập khác.



Lựa chọn đầu tư vào chung cư ngoại giao đoàn là tùy thuộc vào tài chính và nhu cầu của mỗi người, tuy nhiên, với những bất cập kể trên, bạn nên cân nhắc kĩ càng trước khi bỏ tiền ra đầu tư. Ngoài ra, chúng tôi gợi ý thêm những dự án mới sau cũng rất có lợi khi đầu tư:


Chung cư Imperia Sky Garden: Với chiều dài dự án tới 139m, Imperia Sky Garden hiện lên nổi bật trên phố Minh Khai sầm uất và đông đúc, những người đầu tư vào mua chung cư ở đây được xem là những nhà đầu tư được hưởng lợi từ quy hoạch mở đường ở Hà Nội.


Chung cư Mỹ Đình Pearl: nằm ở khu vực Mễ Trì, Nam Từ Liêm, tiếp giáp 2 con đường huyết mạch, cửa ngõ thủ đô, dễ dàng đi lại.


Khu đô thị Ciputra - Nam Thăng Long: là hình mẫu về cả kiến trúc lẫn sự bài bản trong quy hoạch cho nhiều nhà phát triển bất động sản. Ciputra được đánh giá là khu đô thị chất lượng cao nhất với các dịch vụ công cộng tiêu chuẩn quốc tế.

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm