Rủi ro nào có thể xảy ra khi mua lại nhà ở xã hội?

| 16-08-2019, 09:17 | Phân tích Nhận định

Hiện nay nhà ở xã hội đang nhận được sự thu hút của rất nhiều người vì giá nhà thấp mà chất lượng không quá chênh lệch so với nhà ở thương mại. Do đó, rất nhiều người đã mua lại nhà ở xã hội của người khác để ở hoặc để bán lại với giá cao hơn nhằm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, dù là mục đích gì thì việc mua lại nhà ở xã hội cũng mang lại rất nhiều rủi ro.


Rủi ro nào có thể xảy ra khi mua lại nhà ở xã hội?>Rất nhiều rủi ro khi mua lại nhà ở xã hội
Một trong những rủi ro đầu tiên khi mua lại nhà ở xã hội là quyền sở hữu ngôi nhà. Lấy một ví dụ thực tế, khi một người mua lại suất nhà ở xã hội cho một căn hộ nhà ở xã hội 700 triệu đồng với mức giá 50 triệu, tức là người mua phải trả 750 triệu đồng trong đó 700 triệu là giá bán của chủ đầu tư và 50 triệu đồng là trả cho người có suất mua; tuy nhiên, kể cả khi đã trả số tiền đó, thì về mặt pháp lý căn hộ đó vẫn không đứng tên người mua dù trả tiền đầy đủ mà thuộc về người có suất mua nhà ở xã hội.
>
Bên cạnh đó, khoản 5 điều 62 Luật nhà ở năm 2014 quy định: “Bên mua, bên thuê mua nhà ở xã hội được bán lại nhà ở này theo cơ chế thị trường cho các đối tượng có nhu cầu sau thời hạn 05 năm, kể từ khi đã thanh toán hết tiền mua, tiền thuê mua nhà ở và đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ và nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật thuế”.


Do đó rủi ro sẽ xảy ra dù đã thanh toán đầy đủ tiền nhà cho người bán suất nhà ở xã hội, là phải mất tới 5 năm mới được đứng tên nhà ở xã hội trên mặt pháp lý. Hơn nữa, người bán còn có thể đòi thêm nhiều khoản tiền vô lý, không theo quy định thì mới đồng ý ký giấy tờ cùng các thủ tục liên quan khi người mua muốn sang tên – và kết quả là người mua sẽ phải chấp nhận vì không thể nào làm khác được.


>Tuy nhiên, trên thực tế, việc mua bán nhà ở xã hội chưa đủ 5 năm vẫn diễn rất phổ biết nhờ các hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà, hay các hợp đồng ủy quyền. Tuy vậy, vì pháp luật không thừa nhận việc mua lại nhà ở xã hội nên người mua và người bán nhà ở xã hội chỉ viết giấy tờ tay, hợp đồng hoàn toàn vô hiệu, không có sự đảm bảo của bất kỳ bên nào, rùi ro rất lớn nếu người bán trở mặt không đồng ý bán nữa thì người mua cũng vẫn phải chấp nhận.


>Vậy qua nội dung bài viết trên, hi vọng người đi mua nhà sẽ có những lựa chọn khôn ngoan, chứ không ham rẻ đổ xô đi mua để rồi không có sự đảm bảo về mặt pháp lý và phải gánh các rủi ro thiệt hại nặng nề.
Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm