Công trình xanh thân thiện môi trường - Một bước đi tới mục tiêu phát triển bền vững

Linh Giang Trần Linh Giang Trần | 28-09-2019, 11:19 | Phân tích Nhận định

Kể từ khi Liên Hợp Quốc công bố 17 mục tiêu chung về phát triển bền vững, Việt Nam đã thiết lập chương trình thực hiện vì mục tiêu chung, dưới sự định hướng mang tính toàn cầu và áp dụng cho bối cảnh cụ thể ở Việt Nam. Với tâm thế của một nền kinh tế trẻ đang phát triển từng ngày, nhiều công trình mọc lên như “nấm sau mưa”, cần đảm bảo mục tiêu về tiếp cận năng lượng trong khả năng chi trả, đáng tin cậy, bền vững và hiện đại cho tất cả mọi người cũng như mục tiêu cũng như đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn, chất lượng về những công trình xanh thân thiện với môi trường là một khía cạnh cần được nghiêm túc chú trọng.

Thế nào là tiếp cận năng lượng bền vững?

Tiếp cận năng lượng bền vững là gắn kết phát triển chung với việc sử dụng các năng lượng không gây hại với môi trường, chi phí sử dụng tiết kiệm. Trong xây dựng, khái niệm sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường không còn xa lạ. Sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường (vật liệu xanh) đang trở thành xu thế tất yếu và là mục tiêu hướng tới của ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Để đạt được mục tiêu này, các sản phẩm vật liệu xây dựng phải đáp ứng được hai yêu cầu: Tiêu tốn ít năng lượng hơn cho việc tạo ra nó và giúp tiết kiệm được điện năng tiêu thụ khi đưa vào sử dụng.Công trình xanh thân thiện môi trường - Một bước đi tới mục tiêu phát triển bền vững>

Việt Nam đã có các công trình xanh tiếp cận năng lượng bền vững

Để thúc đẩy mục tiêu này nói chung và khuyến khích cho ra đời những công trình xanh nói riêng, trong những năm qua, Quốc hội và Chính phủ đã thông qua nhiều chính sách phát triển VLXD mới và thân thiện môi trường như Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ban hành năm 2010, trong đó quy định “Sử dụng VLXD tiết kiệm năng lượng, vật liệu không nung, lắp đặt thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời, khí sinh học trong các công trình xây dựng”. Cùng với đó là sự hỗ trợ của Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) thông qua Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) cho Chính phủ Việt Nam để thực hiện Dự án “Tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung ở Việt Nam” do Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Xây dựng tổ chức thực hiện.


Quan trọng không kém, nhắc đến công trình xanh hiện nay là phải nhắc đến chứng chỉ EDGE. Hệ thống chứng chỉ EDGE (Excellence in Design for Greater Efficiencies) của IFC là hệ thống chứng chỉ tự nguyện mang tính toàn cầu cho công trình sử dụng tài nguyên hiệu quả, đưa đến những giải pháp kỹ thuật xanh, đồng thời có khả năng giảm chi phí đầu tư và tiết kiệm của công trình. Được công nhận và triển khai ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, những công trình đạt được chứng chỉ này đều góp phần không nhỏ vào xu hướng xây dựng “xanh”, đồng thời tạo nên không gian sống trong lành, góp phần phát triển cộng đồng bền vững.


Để được cấp chứng nhận, dự án đạt tiêu chuẩn EDGE phải cải thiện ít nhất 20% mức tiêu thụ năng lượng, nước, vật liệu so với các công trình điển hình. EDGE áp dụng cho các loại hình công trình như nhà ở, chung cư, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, văn phòng, cơ sở y tế, trung tâm thương mại. Được cho là bộ tiêu chuẩn phù hợp với quốc gia có nền kinh tế đang lên, EDGE được IFC cung cấp phần mềm miễn phí cho doanh nghiệp tự đánh giá.


Dấu ấn những công trình xanh đi đầu thực hiện mục tiêu bền vững

The Coastal Hill do tập đoàn FLC đầu tư và phát triển, đạt mức Bạch kim khi đáp ứng 7 tiêu chí cao nhất của LEED từ khâu thiết kế, thi công, quản lí vận hành, chất lượng công trình cho đến bảo vệ sức khỏe cư dân, môi trường tự nhiên. The Coastal Hill áp dụng triết lí "đưa nhiệt độ tự nhiên lấn át máy móc". Theo đó, 100% căn hộ khách sạn của dự án được tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng và không khí tự nhiên.


Chủ đầu tư sử dụng vật liệu tiên tiến ít ảnh hưởng đến môi trường, đảm bảo an toàn cho sức khỏe du khách, thích nghi với sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Thiết kế tòa nhà tối ưu sử dụng nguồn năng lượng tái tạo. Khuôn viên cây xanh trang bị hệ thống tưới tiêu tuần hoàn giúp tiết kiệm tối đa nguồn nước ngọt.


Một công trình làm mưa làm gió với dân cư Hà Nội 2 năm trở lại đây là khu chung cư Ecohome 3. Không phải là một dự án chung cư cao cấp tuy nhiên chất lượng công trình ở đây được chú trọng lên hàng đầu. Dự án EcoHome 3 tòa N04 tọa lạc ngay mặt đường Tân Xuân, cửa ngõ phía Tây Bắc của Hà Nội là dự án nhà ở xã hội đầu tiên đạt tiêu chuẩn của chứng chỉ xanh EDGE do Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) thuộc Nhóm Ngân hàng Thế giới cấp. Những ứng dụng vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường và các giải pháp thiết kế, xây dựng thông minh sẽ giúp cư dân giảm thiểu chi phí sinh hoạt điện, nước và năng lượng hàng tháng với mức tiết kiệm dự kiến nước 36%, năng lượng hàm chứa vật liệu 32%, năng lượng 25%.
Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm