Dành cho những căn nhà cần tăng chiều cao thông thuỷ, bạn đã áp dụng nhờ ứng dụng của sàn phẳng chưa?

| 31-07-2019, 19:40 | Nhà đẹp

Chiều cao thông thủy là gì?

“Thông thủy” có nghĩa là nơi dòng nước chảy qua. Vì thế, khi đo đạc, các kiến trúc sư sẽ dựa vào kích thước khoảng trống nơi luồng không khí đi qua để tính chiều cao thông thủy. Chiều cao thông thủy được tính bằng kích thước mặt sàn lên đến mặt dưới của kết cấu chịu lực (phần dầm nếu như nhìn thấy, hoặc là trần nhà nếu dầm bị khuất). Trong ngành xây dựng, chiều dài thông thủy thường được áp dụng cho các đồ nội thất như cửa đi, cửa sổ, giường ngủ, bàn làm việc…




Chiều cao thông thủy là yếu tố quan trọng khi thiết kế nhà cửa

Diện tích thông thủy là một trong những khái niệm rất phổ biến trong thiết kế và thi công các công trình hiện nay. Chúng ta cần xác định diện tích thông thủy để chắc chắn rằng diện tích sử dụng thực tế của công trình là bao nhiêu so với diện tích tổng của toàn bộ ngôi nhà, hay căn hộ chung cư đó. Diện tích thông thủy và diện tích bao ngoài của toàn bộ ngôi nhà càng sát nhau thì người dùng sẽ tận dụng được tối đa không gian sử dụng hơn cả. Tùy thuộc vào thiết kế, kiến trúc, thi công, kết cấu của mỗi công trình khác nhau mà diện tích thông thủy cũng sẽ khác nhau.




Chiều cao thông thủy hẹp, gia chủ sẽ gặp khó khăn khi bố trí nội thất.

Chiều cao thông thủy[/i] bị hẹp có ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống của gia chủ như việc sắp xếp và bố trí sao để căn phòng không bị tù túng và bí bách. Bên cạnh đó, theo phong thủy học, chiều cao thông thủy hẹp có ảnh hưởng rất lớn đến tài vận, may mắn và sức khỏe của các thành viên trong gia đình.




Việc cải thiện chiều cao thông thủy nên được tính toán từ khi bắt đầu thi công công trình.

Mặc dù, hiện nay có rất nhiều phương án đã đã được đưa ra nhằm giải quyết vấn đề cho những ngôi nhà hạn chế về chiều cao thông thủy, nhưng việc cải thiện điều này từ khi xây dựng vẫn là việc nên làm.

Ứng dụng sàn phẳng để tăng chiều cao thông thủy

Hiện nay, tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh do yêu cầu hạn chế chiều cao công trình nên kết cấu sàn, dầm truyền thống bộc lộ một số những nhược điểm. Trong đó nó làm giảm chiều cao thông thủy của tầng và phát sinh chi phí làm trần giả.



Kết cấu dầm sàn truyền thống có những nhược điểm khiến làm giảm chiều cao thông thủy của một số thiết kế.

Với ứng dụng sàn phẳng, đã có công ty khắc phục nhược điểm của kết cấu cũ, tiết kiệm chi phí, thời gian xây dựng cho 2 công trình.

Công trình đầu tiên là 1 tòa nhà 10 tầng với 1 tầng hầm, nhịp hơn 9m. Với phương án truyền thống sử dụng sàn dầm với chiều cao dầm 600mm, nhưng khi các kiến trúc sư ứng dụng phương án sàn phẳng hình ô cờ thì chiều dày chỉ còn khoảng 300mm. Như vậy, mỗi tầng tăng được chiều cao thông thủy thêm 300mm mà chi phí tiết kiệm được đến 20% so với phương án ban đầu.




Thay thế thiết kế truyền thống bằng thiết kế sàn phẳng ô bàn cờ.




Phương án sử dụng sàn ô cờ này khá thích hợp với những công trình có nhịp từ 7m trở lên. Bởi thiết kế sàn có lỗ rỗng này sử dụng ít bê tông, cốt thép nên nhẹ và rẻ hơn.

Công trình thứ hai cũng là một tòa nhà 6 tầng với 1 hầm nhịp 6.6m, theo thiết kế ban đầu với cách dùng dầm sàn khiến chiều cao thông thủy rất nhỏ và chiều cao tầng bị khống chế.




Thiết kế ban đầu của công trình khiến chiều cao trần bị nhỏ.

Sau khi được sự tư vấn của các kiến trúc sư, thiết kế sàn phẳng chỉ còn 160mm. Thiết kế này hoàn toàn làm hài lòng chủ nhà với việc thi công ván khuôn rất đơn giản và nhanh chóng lại giảm chi phí xây dựng. Điều này làm chiều cao thông thủy tăng mà không cần đóng trần thạch cao.




Thiết kế sau đã giúp giải quyết được vấn đề.

Với ứng dụng sàn phẳng cho các công trình, việc giải quyết vấn đề về chiều cao thông thủy là hoàn toàn khả thi và hợp lý. Hy vọng đây sẽ là gợi ý cho bạn trong quá trình cải tạo, xây dựng tổ ấm của mình.

Bài viết: Nga An

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm