Những lưu ý khi thiết kế bể cá dưới chân cầu thang

Nguyễn Thanh Thuý Nguyễn Thanh Thuý | 17-08-2019, 11:28 | Nhà đẹp

Nhiều người cho rằng làm hồ cá dưới gầm cầu thang dễ dẫn đến việc nơi này vốn ẩm càng thêm ẩm, và cũng khó trong việc dọn rửa, khó nhìn ngắm tiểu cảnh một cách trọn vẹn. Tuy nhiên, nếu cầu thang thuộc loại thoáng, dạng xương cá hoặc cầu thang ngoài trời, có khoảng trống xung quanh đủ rộng, đủ ánh sáng thì hoàn toàn có thể làm hồ cá hay hồ nước bên dưới.

Thiên đường cho cá bơi lượn ngay dưới chân cầu thang sẽ tạo được cảm giác thú vị cho ngôi nhà của bạn

Xem thêm: Mê mẩn với những mẫu nhà cấp 4 gác lửng đẹp dưới 300 triệu đồng


Phong thủy về việc tạo hồ cá ở dưới gầm cầu thang

Mỗi ngôi nhà đều có bố cục khác nhau, khi quyết định làm hồ cá dưới gầm cầu thang, cần phải xét riêng theo từng trường hợp cụ thể. Về tính chất chung thì gầm cầu thang thuộc vùng âm, tối, nơi có nhiều bụi và hơi ẩm tù đọng. Theo phong thủy thì đường chéo gầm cầu thang thuộc hành Hỏa, không thuận lợi để bố trí các không gian cho sinh hoạt hằng ngày vốn mang tính dương và cần thoáng đãng.

Làm hồ cá cần diện tích thoáng đãng hơn

Còn đối với hồ cá cảnh, thì hồ cá vốn thuộc hành Thủy, linh động và cần thoáng đãng. Đây không chỉ là nơi nuôi cá mà còn dành cho việc nhìn, ngắm, chăm sóc cá nên nó mang tính dương, trái ngược với tính âm của gầm cầu thang. Vì vậy, cần xem xét cụ thể vị trí và cả quy cách của cầu thang để tìm ra cách thức làm hồ cá – tiểu cảnh nước sao cho phù hợp với phong thủy và trên hơn hết là tiện dụng trong sinh hoạt hằng ngày.

Một số vị trí đặt cầu thang cho phù hợp

- Cầu thang nên đặt nơi thoáng đãng, sinh khí dồi dào.

- Cầu thang luôn đi lên từ hướng tốt của gia chủ.

- Cầu thang nên bố trí vào các cung: Quý Nhân, Dương Quý Nhân, Thiên mã, Thiên Lộc, Đào Hoa. Tránh các cung có Thiên hình, Đại sát. Khi điểm cung thần sát cho ngôi nhà.

Hình dạng và kích thước của hồ cá phụ thuộc vào độ lớn nhỏ của cầu thang

Xem thêm: 9 mẫu bàn làm việc màu trắng sang trọng


Một số lưu ý nhỏ về tiểu cảnh kết hợp hồ cá

Tùy theo điều kiện của từng ngôi nhà, bạn có thể tận dụng gầm cầu thang thành một vườn cây nhỏ, hòn non bộ hay hồ nuôi cá cảnh. Sự kết hợp giữa cây xanh, đá, sỏi, thác nước cùng những con vật như cá cảnh và chim cảnh sẽ tạo nên một không gian sống động, tràn đầy thiên nhiên trong ngôi nhà của bạn.

Để xây dựng tiểu cảnh thì nên xây gờ ngăn cách bằng gạch, đá hay hàng rào thấp.

Do độ cao của gầm cầu thang thường thấp, gia chủ nên trồng những cây nhỏ và ưa bóng râm như cây vạn niên thanh, hồng môn, lan Nhật bản, dương xỉ… là phù hợp. Các cây đó không chỉ lá có nhiều màu sắc kiểu dáng mà còn sống tốt ở điều kiện trong nhà. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể trang trí tiểu cảnh bằng những viên đá cuội, sỏi nhỏ hay các gốc cây gỗ, liễu…

Những lưu ý khi thiết kế bể cá dưới chân cầu thang

Và trên hơn hết là phải thường xuyên cắt tỉa, rửa lá cây để tránh bị bụi bẩn bám vào.

Tiểu cảnh nước trong nhà thường được thiết kế ở những vị trí trung tâm như giếng trời, gầm cầu thang, gồm đầy đủ các yếu tố nước, cây xanh, đá sỏi… Những vị trí đó giúp cho việc điều hoà không khí, tạo cảm giác sinh động cho ngôi nhà với sức sống của cây xanh, sinh vật cảnh dưới nước.

Để tạo sự hài hòa với các yếu tố tự nhiên trong tiểu cảnh, nên trang trí bức tường bằng đá tự nhiên.

Một yếu tố quan trọng khác là tạo ánh sáng cho cây hấp thụ. Bạn nên lắp kính trên mái để lấy ánh sáng tự nhiên. Trong trường hợp căn nhà không thể lấy ánh sáng tự nhiên, bạn nên sử dụng đèn day - light để hỗ trợ cho khu vực gầm cầu thang.

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm