Gia chủ nên tránh ngay 9 lỗi thiết kế bếp gây ra rất nhiều bất tiện

| 27-04-2020, 06:55 | Nhà đẹp / Nội thất

Có rất nhiều kiểu bếp được thiết kế đủ đầy và mang tính thẩm mỹ cao, tuy nhiên phải đến khi sinh hoạt, gia chủ mới nhận ra căn bếp đó có vấn đề. Bài viết dưới đây liệt kê 9 lỗi thiết kế bếp thường gặp mà các gia chủ có thể tham khảo để tránh bất tiện khi sử dụng bếp thường xuyên.

1. Sử dụng sàn nhà bếp chưa phù hợp

Gỗ công nghiệp là vật liệu được dùng phổ biến cho sàn bếp, về lâu dài, sàn bếp dễ bị bong bật và ẩm thấp. Nhưng nếu lát sàn bếp bằng gạch, khi di chuyển sẽ cảm thấy lạnh chân. Cách tốt nhất là, kết hợp cả 2 loại vật liệu gạch và gỗ. Bạn có thể lựa chọn lát sàn gạch ở những nơi thường xuyên tiếp xúc với nước và lát sàn gỗ ở những khu vực còn lại, tùy vào mục đích và nhu cầu sử dụng của từng người.



Kết hợp gạch và sàn gỗ đảm bảo độ bền cao hơn cho vật liệu sử dụng



Nếu đã lựa chọn sàn gỗ, các bạn có thể khắc phục bằng cách sử dụng thảm trải sàn


Gia chủ nên tránh ngay 9 lỗi thiết kế bếp gây ra rất nhiều bất tiện

Thảm trải sàn là cách nhanh nhất hạn chế gỗ tiếp xúc trực tiếp với nước ẩm

2. Không có khoảng cách cách giữa các thiết bị nhà bếp

Giữa tủ lạnh, bồn rửa và bếp điện phải có một vùng đệm. Ví dụ: không nên đặt lò nướng cạnh tủ lạnh, tủ lạnh có thể bị hỏng nhanh hơn. Bên cạnh đó, nên đặt bếp cách xa chỗ bồn rửa để tránh bị ướt nước. Thiết kế “tam giác công năng” hợp lý chính là sự kết hợp tuyệt vời của 3 khu vực: Kho/lưu trữ – Rửa/sơ chế – Chế biến.



Khoảng cách hợp lý giữa các thiết bị bếp



Nhà bếp hiện đại với sự sắp đặt hợp lý các thiết bị dân dụng



Thiết kế bếp với tam giác công năng hợp lý để thuận tiện trong quá trình sử dụng

3. Bồn rửa không tiện lợi

Điều quan trọng khi lắp bồn rửa là phải đảm bảo sự tiện lợi và hữu ích. Bồn rửa rộng và được làm bằng chất liệu chịu nhiệt cao là sản phẩm nên chọn. Ngoài ra, các chuyên gia cho rằng độ sâu của bồn rửa tốt nhất là hơn 17cm.




Bồn rửa phù hợp với độ sâu hơn 17cm 



Bồn rửa hai ngăn được sử dụng phổ biến để phù hợp với các mục đích sử dụng khác nhau



Bồn rửa nên có vòi rửa linh hoạt điều chỉnh theo mục đích sử dụng

4. Để hở phần chân dưới tủ bếp

Độ hở ở chân tủ bếp có thể gây phiền toái trong vấn đề vệ sinh. Chúng có thể là nơi sinh sống của bụi bẩn, gián, chuột… Nhà bếp trông sẽ gọn gàng hơn với tấm gỗ hơn 12cm lắp ở dưới chân, để giảm bớt khoảng trống không cần thiết trong thiết kế bếp hiện đại.



Khoảng trống được che lấp tăng tính thẩm mỹ cho tủ bếp



Với hệ thống tủ bếp sát sàn mang lại sự thoải mái và tiện lợi cho gia chủ



Không gian căn bếp trở nên gọn gàng và đẹp mắt hơn với các tủ bếp sát chân

5. Không đủ ánh sáng

Ánh sáng là phần quan trọng của nhà bếp. Một căn bếp không đủ ánh sáng sẽ gây ra sự bất tiện và phiền toái vô cùng cho người sử dụng. Để khắc phục lỗi thiết kế này, cần lắp thêm đèn mặt dưới tủ bếp hoặc đèn trần với số lượng vừa đủ. 



Lắp đặt thêm đèn ở mặt dưới tủ bếp là cách làm mang lại hiệu quả tối đa



Không gian ngập tràn ánh sáng làm tăng thêm sức sống cho căn nhà



Căn bếp đón ánh sáng tự nhiên giúp không khí cũng trở nên thoáng đãng

6. Lắp tấm thủy tinh acrylic trong bếp sai cách

Một tấm thủy tinh acrylic giúp nhà bếp đẹp hơn, nhưng bụi bẩn có thể bám vào mặt sau kính. Bạn nên đầu tư cho các loại kính có khổ lớn và độ bền cao để đảm bảo độ bền và sự vệ sinh cho căn bếp. Đồng thời cần biết Gia chủ nên tránh ngay 9 lỗi thiết kế bếp gây ra rất nhiều bất tiện appeared first on Diễn Đàn Đất Đai.

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm