Thông xe toàn bộ dự án hầm chui An Sương lớn nhất Hồ Chí Minh

Nguyễn Thanh Thuý Nguyễn Thanh Thuý | 20-07-2020, 03:22 | Thị trường 24h

Nhánh hầm N2 của dự án hầm chui An Sương (quận 12 và huyện Hóc Môn) đã tiến hành thông xe ngày 15/07/2020, các ô tô đi qua hầm chui chạy theo hướng quốc lộ 22 qua đường Trường Chinh.

Công trình dài 385 m, trong đó 260 m là hầm hở, 125 m còn lại là hầm kín, rộng 9 m. Nhánh N2 hoàn thành, ôtô theo hướng từ tỉnh Tây Ninh vào trung tâm TP HCM chạy thẳng qua hầm, giảm lưu lượng xe ở phía trên nút giao này. Nhánh sẽ tạo thành nút giao 3 tầng (hầm chui, mặt đất và cầu vượt), giúp nâng cao năng lực chuyên chở trên các trục đường qua ngã tư An Sương.

Hiện, ôtô tải trọng trên 2,5 tấn không được chạy qua nhánh hầm vào trung tâm TP HCM từ 6 đến 22h. Xe từ 2,5 tấn trở xuống bị cấm chạy trong hai khung giờ (6-9h và 16-20h) để hạn chế kẹt xe giờ cao điểm. “Nhánh N2 sẽ đảm bảo cho xe chạy qua đây thuận lợi và an toàn”, ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông, nói và cho biết một số hạng mục của dự án như cải tạo vỉa hè, mảng xanh… sẽ hoàn thành trong tháng 9.





Nút giao An Sương có tổng chiều dài khoảng 830 m, gồm 2 hầm chui N1 và N2, với tổng mức đầu tư 514 tỷ đồng, được khởi công năm 2017. Công trình có tuổi thọ 100 tuổi, chịu được động đất cấp 7, thuộc danh mục dự án trọng điểm của TP HCM giải quyết ùn tắc và tai nạn giao thông. Trước đó, nhánh hầm N1, dài 445 m theo hướng từ đường Trường Chinh đi quốc lộ 22 thông xe tháng 3/2018.

(Link nội dung tham khảo: https://vnexpress.net/ham-chui-an-suong-thong-xe-4130683.html)



Hầm chui tại nút giao thông An Sương là dự án trọng điểm của thành phố. Đây nơi giao nhau giữa hai tuyến đường huyết mạch là trục đường Quốc lộ 1 và Quốc lộ 22 (đường Xuyên Á) với mật độ lưu thông rất lớn, đặc biệt có nhiều xe tải nặng, container đi qua nên được xác định là điểm đen về tai nạn giao thông trong nhiều năm qua.

Dự án được Sở Giao thông Vận tải TPHCM phê duyệt năm 2015 và khởi công xây dựng từ tháng 1/2017. Với tổng mức đầu tư khoảng 514 tỷ đồng, dự án có quy mô xây dựng hầm chui đôi nối đường Trường Chinh và Quốc lộ 22, mỗi hướng một hầm, mỗi hầm rộng 9m (đáp ứng hai làn xe). Tổng chiều dài 2 hầm là 830m; trong đó, phần hầm kín dài 250m, phần hầm hở dài 580m.


Khu Tây Bắc TP.HCM gồm các quận Tân Bình, quận 12, huyện Củ Chi, Hóc Môn và một phần huyện Đức Hòa (Long An). Trong quy hoạch vùng TP.HCM mở rộng năm 2030 tầm nhìn 2050, khu Tây Bắc TP.HCM là khu vực khu đô thị, khu trung tâm giáo dục, công nghiệp công nghệ cao và khu du lịch cho người dân. Trong 10 năm trở lại đây, khi hoạt động đầu tư bất động sản tại các khu vực của TP.HCM ngày càng sôi động, thậm chí dòng vốn đổ ra các thị trường vùng ven như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu,… thì khu Tây Bắc TP vẫn khan hiếm các dự án bất động sản.

Giai đoạn 2015, khi bất động sản TP.HCM đang phát triển mạnh mẽ thì khu Tây Bắc mới chỉ xuất hiện một số dự án chung cư, đất nền, nhà phố tập trung chủ yếu ở khu vực quận 12. Một trong các dự án mới được đầu tư tại đây là dự án Senturia Vườn Lài của chủ đầu tư Tiến Phước ở phường An Phú Đông, quận 12 với quy mô 9,8 ha. Mặc dù được đưa vào sử dụng từ khoảng đầu năm 2019, đến nay khu biệt thự cao cấp này vẫn không có nhiều cư dân sinh sống. Giá bán của một căn biệt tự song lập diện tích 200 m2 tại đây có giá dao động 16 – 20 tỷ đồng.





Một trong những dự án bất động sản mới nhất của khu vực là dự án căn hộ Picity High Park do Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Gia Cư làm chủ đầu tư tại phường Thạnh Xuân, quận 12. Giá bán dự kiến của dự án này vào khoảng 30 – 35 triệu đồng/m2. Đây là mức giá khá cao so với mặt bằng chung của khu vực. Trong khi đó, ở phân khúc đất nền, trong khi giá tại các khu vực như quận 9, Thủ Đức đã neo mức 50 – 60 triệu đồng/m2 thì ở khu Tây Bắc giá đất vẫn dao động ở 10 – 18 triệu đồng/m2.

Cùng với đó là sự có mặt của chủ đầu tư Hà Đô với dự án Khu đô thị Hà Đô Thới An tại phường Thới An, quận 12 có tổng vốn đầu tư 300 tỷ đồng. Dự án có quy mô 5,7 ha với 124 biệt thự, nhà phố và 1 block chung cư 15 tầng. Một dự án nhà phố tại Thới An của Công ty CP XD & TM Sài Gòn 9 có quy mô 3,1 ha đã hoàn thiện giao thông nội khu. Dự kiến giao nhà vào quý III/202,0 nhưng hiện nay dự án vẫn chưa có dấu hiệu xây dựng phần nhà phố…





Là khu vực còn quỹ đất lớn và giá tương đối thấp ở TP.HCM, nhưng nhiều bài học của các chủ đầu tư đi trước đã khiến các doanh nghiệp địa ốc chùn tay để đầu tư phát triển dự án tại khu vực này. Lý do chủ yếu là hạn chế về hạ tầng giao thông kết nối. Hiện nay tuyến được lưu thông độc đạo duy nhất nối khu Tây Bắc vào trung tâm TP.HCM là đường Trường Chính, nối Quốc lộ 22 và đường Cộng Hòa. Tuy nhiên, đây là một trong những điểm đen về tai nạn và ùn tắc giao thông của TP.HCM nhiều năm qua.

Trong tương lai, dự án Cao tốc TP.HCM – Mộc Bài với chiều dài 53,5 km có tổng vốn đầu tư 10.688 tỷ đồng được kỳ vọng là cú hích lớn về giao thông cho khu vực cửa ngõ Tây Bắc và tạo điều kiện cho phát triển khu vực. Cùng với đó, dự án mở rộng đường Tô Ký – một trong những trục nối quan trọng của khu Tây Bắc và dự án mở rộng Quốc lộ 1A sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của quận 12, Bình Chánh, huyện Củ Chi và Hóc Môn.

Khu Tây Bắc chỉ cách trung tâm TPHCM chưa đến 30 km nhưng tốc độ phát triển chưa thật sự tương xứng do những hạn chế lớn về giao thông. Bên cạnh đó hạ tầng dân sinh cũng cần được đầu tư và cải thiện mới có thể rút ngắn khoảng cách với các khu vực khác của TPHCM.







Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm