2020 có phải thời điểm dành cho các nhà đầu tư lướt sóng vào BĐS?

| 7-08-2020, 03:55 | Thị trường 24h

Năm 2020, thị trường bất động sản Việt Nam diễn ra nhiều biến động khiến các nhà đầu tư băn khoăn không biết thời điểm này còn phù hợp để "lướt sóng" với bất động sản không?

Trao đổi tại tọa đàm trực tuyến “Bất động sản trong vòng xoáy bất định: Xoay chuyển và thích nghi” do Nhịp sống Doanh nghiệp BizLIVE tổ chức sáng 4/8, các chuyên gia đã có những chia sẻ về hoạt động đầu tư trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế đang chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi dịch Covid-19.

Chuyên gia tài chính Cấn Văn Lực cho rằng, nhiều nhà đầu tư thích lướt sóng và dùng đòn bẩy tài chính khá lớn, thậm chí vay cả tín dụng đen…

Trao đổi tại tọa đàm trực tuyến “Bất động sản trong vòng xoáy bất định: Xoay chuyển và thích nghi” do Nhịp sống Doanh nghiệp BizLIVE tổ chức sáng 4/8, các chuyên gia đã có những chia sẻ về hoạt động đầu tư trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế đang chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi dịch Covid-19.

 Thị trường bất động sản 2020 chịu nhiều ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19

Theo đó, các chuyên gia cho rằng, tình hình hiện nay rất phức tạp, nhìn về phía trước rủi ro rất lớn, trong đó đại dịch Covid-19 đã và có tác động lớn đến tất cả các lĩnh vực.

TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia tài chính – ngân hàng thì nhìn nhận, thời điểm này xuất hiện nhiều kênh đầu tư khác có sức hấp dẫn, trong đó đáng chú ý là kênh đầu tư vào vàng.

Ngay cả khi đã có Nghị định 24 quản lý chặt chẽ thị trường vàng, các cơn sóng đầu cơ trước đây đã hạn chế, nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn “xuống tiền”, nhất là trong xu hướng giá lên mạnh vừa qua. Từ đầu năm tới nay, giá vàng thế giới tăng 27%, trong khi tại Việt Nam, giá kim loại quý cũng đã tăng tới 29%.

“Dù vậy, chúng tôi vẫn nhận thấy cơ hội ở ba lĩnh vực liên quan đến bất động sản”, chuyên Cấn Văn Lực đặt vấn đề.

Thứ nhất là cơ hội phát triển bất động sản công nghiệp nhờ việc dịch chuyển đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam. Thứ hai là logistics, trong một báo cáo mới ra, Savills đánh giá Việt Nam là một trong ba thị trường hấp dẫn nhất châu Á về logistics. Thứ ba là nhu cầu về nhà ở với mức giá phải chăng hơn vẫn rất cao, ông Lực phân tích.

 Bất động sản 2020 được đánh giá là 1 trong 3 kênh đầu tư triển vọng

Tuy nhiên, ông Lực cũng lưu ý rằng, trong cương vị nhà đầu tư, rót tiền vào đâu tùy thuộc vào khẩu vị rủi ro. Có những nhà đầu tư sợ rủi ro, như thế hệ lớn tuổi chẳng hạn, tiền tiết kiệm vẫn là kênh ưa thích hoặc chia tiền ra mỗi chỗ một ít. Còn với những nhà đầu tư chấp nhận rủi ro, sẽ có lựa chọn đầu tư riêng.

“Phương châm của tôi vẫn khuyên các nhà đầu tư là nên đa dạng hóa và rủi ro một chút, nhiều nhà đầu tư thích lướt sóng và dùng đòn bẩy tài chính khá lớn, thậm chí vay cả tín dụng đen, khi thị trường đi xuống, chắc chắn sẽ phá sản, lỗ vốn”, ông Lực nhấn mạnh.

Hiện có khá nhiều kênh đầu tư hấp dẫn, bất động sản luôn là kênh đầu tư trung và dài hạn.
Cùng với bất động sản, ông Lực cho rằng thị trường chứng khoán luôn là kênh hấp dẫn. Tuy nhiên, kênh này đòi hỏi ta phải theo dõi thị trường chặt chẽ, phải động não suy nghĩ.

Là người đứng đầu một tổ chức nghiên cứu, chuyên gia Cấn Văn Lực cho biết, ước tính hiện khoảng 60,65% tiền của nhà đầu tư vẫn vào tiết kiệm, kỳ vọng lạm phát 4% với lãi suất 6%, như vậy vẫn có lợi suất dương. Theo đó, gửi tiết kiệm vẫn là một lựa chọn phổ biến.

Đồng tình với quan điểm của TS. Cấn Văn Lực, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam Nguyễn Văn Đính cũng cho rằng, nhà đầu tư không nên sử dụng đòn bẩy tài chính vào đầu tư, đặc biệt khi thị trường biến động quá khác thường như hiện nay

Còn với bất động sản, có 2 yếu tố sinh lợi, thứ nhất bất động sản luôn tăng giá, mức độ tăng theo số liệu nghiên cứu trong nhiều năm, dao động từ 5-7%/năm, rõ ràng có gì đó hơn gửi tiền tiết kiệm. Ngoài ra, họ có thể khai thác bất động sản đó để cho thuê, vì vậy ta luôn có cơ hội để có nguồn thu. Đương nhiên bất động sản cũng có rủi ro, cái gì có lợi nhuận tốt hơn cũng có rủi ro cao hơn, ông Đính phân tích.

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm