4 Mẫu hợp đồng uỷ quyền mua bán đất dễ “tiền mất tật mang”

| 7-08-2020, 11:16 | Thị trường 24h

Bạn đang tìm kiếm mẫu hợp đồng uỷ quyền mua bán đất 2020? Bạn chưa biết vi bằng nhà đất là gì? Có nên dùng mẫu hợp đồng góp vốn bằng tiền mặt?

Tất cả sẽ được giải đáp trong bài chia sẻ sau đây, hãy cùng tìm hiểu nhé!

4 Mẫu hợp đồng uỷ quyền mua bán đất dễ “tiền mất tật mang”

Mẫu hợp đồng ủy quyền mua bán đất

Bạn có nghe đến vi bằng nhà đất? Vậy vi bằng nhà đất là gì?

Vi bằng nhà đất là văn bản do Thừa phát lại có quyền lập với vai trò ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm bằng chứng trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác khi cần sự can thiệp của Pháp luật..

Thừa phát lại có quyền lập vi bằng trong các trường hợp đó là các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự và gửi đến Sở Tư Pháp chứng thực thì vi bằng đó mới hợp lệ và có giá trị pháp luật hiện hành, bảo vệ quyền lợi của đương sự.

Mẫu hợp đồng ủy quyền mua bán đất bằng vi bằng

Giá trị pháp lý của vi bằng nhà đất được quy định tại Điều 28 Nghị định 61/2009/NĐ-CP, vi bằng  nhà đát có giá trị chứng cứ xác thực để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án; là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật hiện hành. 

Sang tên sổ đỏ từ hợp đồng uỷ quyền, nên hay không?

Sang tên sổ đỏ từ mẫu hợp đồng ủy quyền mua bán đất được pháp luật công nhận và bảo vệ. Việc này thường được thực hiện bằng văn bản xác nhận bởi văn phòng công chứng. Thay vì người bán trực tiếp đi ký hợp đồng công chứng và thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến việc chuyển nhượng thì người được ủy quyền sẽ đại diện.

Sang tên sổ đỏ từ hợp đồng ủy quyền

Quy trình thủ tục sang tên sổ đỏ từ mẫu hợp đồng ủy quyền mua bán đất như sau:


Bên mua và bên bán tới văn phòng công chứng thực hiện việc ký hợp đồng mua bán bình thường.
Sau khi ký hợp đồng mua bán, bên mua có quyền ký hợp đồng ủy quyền (hoặc Giấy ủy quyền).
Người được ủy quyền sẽ thay mặt bên ủy quyền đi thực hiện các thủ tục pháp lý sang tên sổ đỏ.
Tùy theo nội dung hợp đồng ủy quyền mà bên được ủy quyền có được nhận kết quả (sổ đỏ) hay không.

Lưu ý: Người được ủy quyền phải có chứng minh thư nhân dân bản gốc (hoặc hộ chiếu).

4 Mẫu hợp đồng uỷ quyền mua bán đất dễ “tiền mất tật mang”, bạn đã biết chưa?

1. Mẫu hợp đồng uỷ quyền mua bán nhà đất qua vi bằng[/b]

Vi bằng nhà đất là gì

Thời gian vừa qua lại rộ lên các trường hợp lừa đảo mua bán nhà đất qua hợp đồng vi bằng, đặc biệt là ở những quận, huyện vùng ven thành phố. Thông qua việc mua bán, chuyển nhượng nhà đất với hình thức vi bằng, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người mua, các đối tượng lừa đảo đã gom đất xây nhà, rao bán bằng thừa phát lại để trục lợi. Nhiều người đã mua phải nhà đất “dính” tranh chấp, cầm cố ngân hàng, xây dựng trái phép khiến cuộc sống khó khăn với đầy rẫy rắc rối vây quanh.


[b] Mua bán nhà đất qua mẫu hợp đồng góp vốn bằng tiền mặt

Mẫu hợp đồng góp vốn bằng tiền mặt hay còn được gọi là hợp đồng thỏa thuận hợp tác đầu tư đều là hợp đồng dân sự, về bản chất là hình thức huy động vốn tinh vi của các chủ đầu tư để thực hiện dự án. Nhà đầu tư cần cẩn trọng trước khi ký loại hợp đồng này để tránh rơi vào bẫy của các tay lừa đảo, hay bị chiếm dụng vốn mà không thể ngờ tới.

Mẫu hợp đồng góp vốn bằng tiền mặt


Mẫu hợp đồng uỷ quyền mua bán đất

Hợp đồng ủy quyền mua bán nhà đất là một dạng bên bán ủy quyền cho bên mua toàn quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt nhà đất, bao gồm toàn quyền mua bán, cho tặng, thế chấp, cầm cố,… quyền hạn tương đương như người đứng tên trên sổ. Vì thế nhiều người vẫn nghĩ có giấy ủy quyền trong tay thì chính là chủ nhà.

Lợi ích khi mua bán nhà đất bằng hợp đồng ủy quyền là có thể tiến hành nhanh chóng, đôi khi bên bán còn có thể “trốn” được khoản thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, hợp đồng ủy quyền cũng tồn tại nhiều vấn đề, và khi mua bán với bên thứ 3 thì phát sinh nhiều rắc rối kéo theo.


Mua bán nhà đất bằng hợp đồng cọc

Rất nhiều người không rõ mua bán nhà đất bằng hợp đồng cọc là gì nên càng giao dịch càng đẩy rủi ro lên cao, xảy ra nhiều tranh chấp và mất mát. Thực tế, chỉ có hợp đồng mua bán mới có giá trị pháp lý cao nhất và an toàn cho người mua nhà đất. Hợp đồng cọc chỉ là một thỏa thuận dân sự thể hiện thương lượng giữa người bán và người mua chứ không có giá trị pháp lý.

Hợp đồng cọc đa phần do bên bán đặt ra nên khá sơ sài, các cam kết còn yếu và nửa vời, nước đôi và ngắn hạn nên tiềm ẩn rủi ro rất lớn. Người mua không biết thẩm định và thiếu kiến thức về pháp lý rất có thể rơi vào bẫy của những kẻ lừa đảo hòng chiếm đoạt tài sản.

Để tránh việc “tiền mất tật mang” không đáng có, các bạn nên tránh thực hiện các mẫu hợp đồng uỷ quyền mua bán đất nói trên. Bên cạnh đó, trước khi mua bán đất bằng các loại vi bằng/hợp đồng hoặc sang tên sổ đỏ, các bạn cần nắm rõ luật và các điều khoản liên quan để bảo vệ quyền lợi của mình khi xảy ra trường hợp tranh chấp. 

Propzy 

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm