Tình trạng tranh chấp chung cư vẫn chưa có hồi kết – Chủ đầu tư cần làm gì ?

| 27-06-2019, 10:57 | Thị trường 24h

Câu chuyện tranh chấp chung cư tới nay vẫn chưa có hồi kết với diễn biến ngày càng phức tạp, mặc dù hàng loạt quy định về quản lý tòa nhà ra đời nhưng tới nay vẫn chưa thể giải quyết triệt để được tình trạng tranh chấp chung cư.

Đứng trươc tình trạng này các chủ đầu tư cùng đơn vị quản lý tòa nhà phải làm gì để hạn chế tranh chấp chung cư hiệu quả nhất ? Cùng Landsoft tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây.

1. Cuộc chiến tranh chấp chung cư vẫn dai dẳng chưa có hồi kết

Tình tới thời điểm hiện tại tình trạng tranh chấp chung cư trên thị trường vẫn diễn ra ngày càng phức tạp, trong đó mâu thuẫn giữa chủ đầu tư và cư dân vẫn đang ngày càng tăng cao.

Đặc biệt tại những thị trường lớn như Hà Nội và TP HCM tình trạng tranh chấp chung cư vẫn diễn ra gay dắt, sự căng thẳng và không thể thỏa thuận về phí dịch vụ, phí bảo trì chung cư giữa cư dân cùng chủ đầu tư và ban quản lý tòa nhà vẫn nổ ra liên tục.

Mặc dù sau nhiều cuộc họp hội nghị nhà chung cư , ban quản trị nhà chung cư cũng được thành lập nhưng những tranh chấp chung cư vẫn bùng nổ và khá căng thẳng tại nhiều dự án, thậm chí hàng trăm cư dân tại các dự án nhà chung cư có tranh chấp cũng liên tục căng băng rôn khẩu hiệu phản đối chủ đầu tư cả ngày lẫn đêm.

Những tranh chấp chung cư leo thang hầu như đều là những vấn đề không mới, trong đó chủ yếu là liên quan tới sở hữu chung riêng, phí dịch vụ cùng phí bảo trì nhà chung cư.

Các cư dân khi bùng nổ tranh chấp đều yêu cầu chủ đầu tư phải bàn giao toàn bộ hồ sơ pháp lý thi công và thiết kế, bàn giao dự án cho ban quản trị tòa nhà để chứng minh phần hầm thuộc sở hữu của cư dân. Tuy nhiên nhiều chủ đầu tư vẫn tự ý thuê đơn vị trông giữ xe, tăng giá trông giữ xe trong hầm …. Rồi “bỏ ngoài tai” trách nhiệm bàn giao quỹ bảo trì…”.

Có không ít dự án tòa nhà mặc dù đang trong giai đoạn bàn giao nhưng cũng bùng phát tranh chấp chung cư, trong đó nhiều khách hàng tại dự án nhận bàn giao nhà nhưng lại không hài lòng và muốn chuyển về.

2. Tình trạng tranh chấp chung cư ngày càng phức tạp

Theo luật sư Trần Quang Khải, Giám đốc Công ty Luật TNHH Gia Phú thì càng ngày các tranh chấp này càng diễn biến phức tạp, gây ra nhiều khó khăn trong công tác quản lý, ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng, chủ đầu tư, cũng như sự tăng trưởng của thị trường bất động sản nói chung và thị trường chung cư nói riêng.

Trong đó tranh chấp phổ biến nhất tại hầu hết các tòa nhà chung cư hiện nay chính là tranh chấp phần diện tích sở hữu chung, mặc dù việc phân định sở hữu chung riêng được quy định rõ ràng trong Luật Nhà ở nhưng tới thời điểm hiện tại vẫn là vấn đề dễ gây tranh chấp nhất.

Bên cạnh đó những tranh chấp liên quan tới phí dịch vụ chung cư cũng không ngừng bùng nổ ảnh hưởng tới chủ đầu tư cùng ban quản lý. Ngoài ra các  các tranh chấp về việc góp vốn mua nhà, tiến độ xây dựng, thanh toán, chất lượng xây dựng, bầu ban quản trị, đến tranh chấp về các dịch vụ cung cấp độc quyền như gas, điện, nước, Internet… cũng ngày càng nhiều.

Nhiều chuyên gia cũng nhận định việc nảy sinh tranh chấp chung cư chủ yếu do hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ liên quan đến nhà chung cư là quá chậm, chưa bắt kịp sự phát triển của nhà chung cư. Trong khi đó, văn bản quá nhiều, lại vừa thừa, vừa thiếu, chồng chéo mâu thuẫn, gây khó khăn khi áp dụng giải quyết các tranh chấp.

3. Làm gì để giải quyết tranh chấp chung cư ?

Mặc dù tranh chấp ngày càng gia tăng về quy mô, nhưng có vẻ như các quy định pháp lý về xử lý tranh chấp chung cư lại chưa theo kịp. Thực tế, dù nghị định, thông tư và các văn bản pháp quy về quản lý chung cư đều đã có đầy đủ, nhưng lại không rõ ràng về chế tài và khung pháp lý xử lý tranh chấp chung cư, dẫn đến kết quả là tranh chấp chung cư cứ thế bùng phát.

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm