Điểm tin bất động sản đáng chú ý tại TP.HCM tuần 3 tháng 9/2020

Nguyễn Thanh Thuý Nguyễn Thanh Thuý | 14-09-2020, 04:48 | Thị trường 24h / Kiến thức

Tuần vừa qua đã có những tin tức Bất Động Sản đáng chú ý nào? Cùng Propzy cập nhật thông tin mới nhất về thị trường trong tuần 3 tháng 9/2020:

1. Lô “đất vàng” hơn 6.000m2 tại quận Tân Phú (Tp.HCM) Sacombank vừa hạ giá bán đấu giá để thu hồi nợ

Theo thông tin từ Khối xử lý nợ ngân hàng Sacombank, ngân hàng này mới đây đã có thông báo bán đấu giá tài sản để xử lý nợ xấu là lô đất có diện tích 6.327m2 tại quận Tân Phú (Tp.HCM) với giá khởi điểm là 355 tỷ đồng.

Được biết, lô đất này có vị trí khá đắc địa, có địa chỉ tại 245/61B, Hòa Bình, P.Hiệp Tân,Q.Tân Phú,TP.HCM. Tổng diện tích là 6327 m², lô đất này nằm ngay góc ngã tư đường Hòa Bình – Tô Hiệu, có một mặt tiếp giáp đường Hòa Bình (lòng đường trải nhựa khoảng 20m), một mặt tiếp giáp đường Tô Hiệu (lòng đường trải nhựa rộng 6m), một mặt tiếp tiếp hẻm 237 Hòa Bình (đường nhựa rộng 8m) và mặt còn lại tiếp giáp hẻm 99 Tô Hiệu (rộng 4,5m).

Lô đất này vừa được Sacombank chào bán đấu giá khởi điểm là 355 tỷ đồng (giá chưa bao gồm VAT). So với giá khởi điểm trước đó mà ngân hàng này chào bán giảm 58 tỷ đồng. Được biết, vào cuối năm 2019, Sacombank cũng từng chào bán lô đất này với giá khởi điểm gần 372 tỉ đồng nhưng không thành công. Trước đó, Sacombank cũng đã từng chào bán đấu giá lô đất này với giá khởi điểm là 413 tỷ đồng

Khu đất này thuộc sở hữu của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh bất động sản Tân Phong. Khu đất này được Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh bất động sản Tân Phong ủy quyền cho Sacombank toàn quyền định đoạt để xử lý nợ. Tiền đặt trước tham gia đấu giá của tài sản trên được Sacombank đưa ra là 17,75 tỷ đồng tương đương 5% giá khởi điểm. Thời gian tiến hành đấu giá là ngày 2/10/2020.

2. TP HCM muốn chuyển một số khu công nghiệp, chế xuất thành khu ứng dụng công nghệ cao

TP HCM muốn chuyển một số khu công nghiệp, khu chế xuất thành khu công nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ cao. Thành phố dự kiến sẽ có một khu công nghệ cao rộng hơn 166 ha tại quận 9, bổ sung chức năng cho khu công nghệ hiện hữu.

Điểm tin bất động sản đáng chú ý tại TP.HCM tuần 3 tháng 9/2020

TP HCM muốn chuyển một số khu công nghiệp, khu chế xuất thành khu công nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ cao.

UBND TP HCM giao Sở Quy hoạch – Kiến trúc hoàn chỉnh Đề án phát triển hạ tầng công nghiệp TP HCM giai đoạn 2020 – 2045, đưa giải pháp điều chuyển một số khu công nghiệp, khu chế xuất thành khu công nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ cao (tự động hóa, sử dụng kỹ thuật robot, các phần mềm và công nghệ thiết kế, điều khiển chuyên dụng…).

Đề án bao gồm xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong từng giai đoạn (5 năm, 10 năm, 20 năm, cho đến năm 2045); ưu tiên quỹ đất dành cho phát triển hạ tầng công nghiệp; định hướng khu vực phát triển hạ tầng công nghiệp trong tương lai.

3.Tp.HCM: Gần 10.000 căn hộ và hơn 2.500 nền đất tái định cư đang để trống

Theo Sở Xây dựng Tp.HCM, hiện Trung tâm quản lý nhà và giám định xây dựng trực thuộc sở đang được giao quản lý 9.434 căn hộ và hơn 2.500 nền đất tái định cư trống.Trong đó, có gần 4.800 căn hộ đang được quản lý để chờ bán đấu giá, hơn 2.000 căn hộ khác đang chờ bố trí tái định cư cho các dự án trong tương lai.

Riêng tại các dự án thuộc Khu đô thị mới Thủ Thiêm hiện còn tới hơn 5.300 căn hộ tái định cư bỏ trống, thuộc các lô từ R1 đến R7 trong khu tái định cư Bình Khánh với diện thích hơn 38ha.

Tại khu tái định cư Vĩnh Lộc (huyện Bình Chánh) cũng còn gần 1.000 căn hộ tái định cư để trống; một chung cư ở Q.12 còn trống 320 căn; chung cư Tân Mỹ (Quận 7) còn trống 220 căn; tại quận Bình Thạnh còn trống 470 căn hộ tái định cư chưa bàn giao thực tế. Sở Xây dựng Tp.HCM cho biết, UBND TP đã có chủ trương bán đấu giá 3.790 căn hộ tại Thủ Thiêm và gần 1.000 căn tại Vĩnh Lộc (Bình Chánh).

Một số căn hộ tái định cư bỏ trống tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm đã nhiều năm, tuy được rao bán đấu giá tới 2 lần nhưng vẫn chưa có người mua thành công.

Theo Trung tâm Quản lý nhà và giám định xây dựng, năm 2020 UBND Tp.HCM ghi vốn chi khoảng 71 tỉ đồng để duy tu bảo dưỡng số lượng căn hộ tái định cư để trống này.

4. TPHCM báo động khi nguồn cung nhà ở lao dốc ba năm liên tiếp

Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) vừa công bố báo cáo đánh giá thị trường bất động sản giai đoạn 2016-2020 với cảnh báo đà giảm tốc nguồn cung nhà ở tại thị trường sôi động nhất cả nước đang ở mức báo động.

Tại TPHCM, số liệu của HoREA cho thấy nguồn cung dự án nhà ở giảm mạnh trong 3 năm gần đây: Số lượng dự án năm 2018 giảm 6,2%; năm 2019 giảm 85,1% so với năm 2017. Riêng 06 tháng đầu năm 2020, giảm 30,7% so với 06 tháng đầu năm 2017.- Trong 20 dự án được giải quyết trong 06 tháng đầu năm 2020, thì chỉ có 09 dự án mới và 11 dự án cũ được điều chỉnh về quy mô hoặc chỉ tiêu quy hoạch.

Tại TPHCM, số liệu của HoREA cho thấy nguồn cung dự án nhà ở giảm mạnh trong 3 năm gần đây.

Các dự án nhà ở đủ điều kiện huy động vốn bị giảm mạnh trong 03 năm gần đây: Số lượng dự án năm 2018 giảm 16,4%; năm 2019 giảm 54,4% so với năm 2017; Riêng 06 tháng đầu năm 2020, giảm đến 69,6% so với 06 tháng đầu năm 2017.

Với cơ cấu sản phẩm nhà ở (như trên) là biểu hiện rõ rệt của tình trạng “lệch pha cung-cầu”, phát triển thiếu cân đối, thiếu bền vững, do rất thiếu loại nhà ở vừa túi tiền và có dấu hiệu thừa cung nhà ở cao cấp như Bộ Xây dựng và Hiệp hội đã cảnh báo.

5. Sở Xây dựng Tp.HCM kiến nghị quản chặt chung cư mini

Mới đây, Sở Xây dựng Tp.HCM vừa kiến nghị UBND TP chỉ đạo các Sở, ngành, UBND các quận, huyện chấm dứt triệt để tình trạng nhà ở riêng lẻ biến thành chung cư mini, nhà 3 chung để bán, kinh doanh trái phép.

Cụ thể, giao UBND quận, huyện rà soát, kiểm tra các công trình nhà ở riêng lẻ có quy mô lớn hơn 300m2 đã cấp phép xây dựng hoặc đang xây dựng. Bổ sung hoàn thiện quy hoạch chi tiết, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị, thiết kế đô thị đáp ứng điều kiện cấp phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng theo quy định.

Đồng thời, chấn chỉnh công tác cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại các quận, huyện, không để tổ chức, cá nhân lợi dụng để xây dựng nhà ở riêng lẻ thành dãy nhà liên kế  “nhà 3 chung” hoặc nhà riêng lẻ thành “chung cư mini”. Đồng thời, UBND các quận, huyện rút kinh nghiệm trong công tác cấp giấy phép xây dựng, phải rà soát nhu cầu ở thực sự của người xin cấp phép.

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm