Tất tần tật các khái niệm về Trái Phiếu doanh nghiệp

| 1-07-2019, 16:14 | Thị trường 24h

Dưới đây là một số khái niệm về Trái phiếu doanh nghiệp mà Pindex Việt Nam đã tổng hợp nhằm mang đến cho độc giả cái nhìn về loại hình này một cách đầy đủ và chính xác nhất:

Trái phiếu doanh nghiệp:

Trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi, và các nghĩa vụ khác (nếu có) của doanh nghiệp đối với nhà đầu tư sở hữu trái phiếu.

Các điều khoản ghi trên Trái phiếu:

  • Mệnh giá: Mệnh giá hay giá trị danh nghĩa, hay giá trị bề mặt của trái phiếu là giá trị ghi trên trái phiếu, nó xác định tổng số tiền gốc mà trái chủ được nhận cho tới hết thời hạn của trái phiếu.
  • Kỳ hạn: Kỳ hạn của một trái phiếu là độ dài thời gian từ khi trái phiếu được phát hành cho đến khi người phát hành trái phiếu trả lại toàn bộ tiền gốc cho trái chủ và nhận lại trái phiếu.
  • Lãi suất danh nghĩa: Lãi suất  danh  nghĩa  là  lãi suất ghi trên trái phiếu. Nó quy định mức lợi tức mà trái chủ được hưởng so với mệnh giá của trái phiếu. Như vậy, bất kể điều gì xảy ra đối với giá của một trái phiếu coupon – trái phiếu trả lãi cố định và trả gốc khi đáo hạn – có lãi suất hàng năm 8% và mệnh giá 1000USD, nó sẽ được trả 80 USD lợi tức hàng năm khi đến thời điểm đáo hạn.
  • Lãi suất thực: Đặc trưng quan trọng của trái phiếu thu hút các nhà đầu tư là lãi suất thực. Ở đây, lãi suất thực được xem xét trong mối liên hệ giá trị thời gian của tiền.



Tất tần tật các khái niệm về Trái Phiếu doanh nghiệp
Trái phiếu có bảo đảm:

Trái phiếu có đảm bảo là Loại trái phiếu được bảo đảm thanh toán toàn bộ hoặc một phần gốc, lãi khi đến hạn bằng tài sản của doanh nghiệp phát hành hoặc tài sản của bên thứ ba; hoặc được bảo lãnh thanh toán của tổ chức tài chính, tín dụng có chức năng cung cấp dịch vụ bảo lãnh thanh toán.

Trái phiếu không  có bảo đảm:

Trái phiếu không có đảm bảo là Loại trái phiếu được không được bảo đảm thanh toán toàn bộ hoặc một phần gốc, lãi khi đến hạn bằng tài sản của doanh nghiệp phát hành hoặc tài sản của bên thứ ba; hoặc được bảo lãnh thanh toán của một tổ chức tài chính, tín dụng có chức năng cung cấp dịch vụ bảo lãnh thanh toán.

Trái phiếu kèm theo chứng quyền

Là loại trái phiếu được phát hành cùng với việc phát hành chứng quyền, cho phép nhà đầu tư sở hữu trái phiếu được quyền mua một số cổ phiếu phổ thông nhất định theo điều kiện, điều khoản đã được xác định trước.

Trái phiếu không kèm theo chứng quyền

Là loại trái phiếu được phát hành không cùng với việc phát hành chứng quyền, nhà đầu tư sở hữu trái phiếu này không được quyền mua một số cổ phiếu phổ thông nhất định theo điều kiện, điều khoản đã được xác định trước.

Trái phiếu chuyển đổi:

Trái phiếu chuyển đổi là loại trái phiếu do công ty cổ phần phát hành, có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông của doanh nghiệp phát hành theo điều kiện, điều khoản đã được xác định trong phương án phát hành trái phiếu. Thông thường trái phiếu chuyển đổi có lãi suất thấp hơn so với trái phiếu không chuyển đổi, chính vì vậy loại hình này thường không phù hợp với những nhà đầu tư lướt sóng ngắn hạn, đòi hỏi nhà đầu tư phải có hoạch định chiến lược đầu tư dài hạn.

Trái phiếu không chuyển đổi:

Trái phiếu chuyển đổi là loại trái phiếu do công ty cổ phần phát hành, không thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông của doanh nghiệp phát hành theo điều kiện, điều khoản đã được xác định trong phương án phát hành trái phiếu.

*Mở rộng ra:

Trái phiếu chuyển đổi: là trái phiếu có bảo đảm hoặc trái phiếu không có bảo đảm, trái phiếu kèm theo chứng quyền hoặc trái phiếu không kèm theo chứng quyền;

Trái phiếu không chuyển đổi: là trái phiếu có bảo đảm hoặc trái phiếu không có bảo đảm, trái phiếu kèm theo chứng quyền hoặc trái phiếu không kèm theo chứng quyền.

Quyền lợi của chủ sở hữu Trái phiếu

Được doanh nghiệp phát hành trái phiếu thanh toán đầy đủ, đúng hạn gốc, lãi trái phiếu, khi đến hạn và bảo đảm việc thực hiện các quyền kèm theo (nếu có) theo các điều kiện, điều khoản của trái phiếu khi phát hành

Được dùng trái phiếu để chuyển nhượng, cho, tặng, để lại, thừa kế, chiết khấu và sử dụng trái phiếu làm tài sản đảm bảo trong các quan hệ dân sự và quan hệ thương mại theo quy định của pháp luật.

Phương thức phát hành trái phiếu

Trái phiếu doanh nghiệp được phát hành theo các phương thức sau:

– Đấu thầu phát hành trái phiếu

– Bảo lãnh phát hành trái phiếu

– Đại lý phát hành trái phiếu

– Bán trực tiếp cho nhà đầu tư

Pindex Viet Nam

* Bài viết có tham khảo nguồn từ Nghị định số 163/2018/NĐ-CP của Chính phủ

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm