Cổ phiếu bất động sản nào tăng mạnh nhất trong tháng 5?

Nguyễn Thanh Thuý Nguyễn Thanh Thuý | 1-06-2020, 02:50 | Thị trường 24h

Cổ phiếu bất động sản nào tăng mạnh nhất trong tháng 5?

Thị trường chứng khoán tháng 5/2020 tiếp tục diễn biến tích cực và xóa tan đi lo ngại về “Sell in May” của nhà đầu tư. Chốt phiên giao dịch cuối cùng của tháng 5, VN-Index đứng ở mức 864,47 điểm, tương ứng tăng 12,4% so với tháng trước, HNX-Index và UPCoM-Index cũng có được sự tích cực ở thangs 5. Trong đó, HNX-Index tăng 2,78% lên 109,81 điểm. UPCoM-Index 5,38% lên 55,03 điểm.

Dòng tiền lớn và thanh khoản thị trường cũng được cải thiện đáng kể so với các tháng trước đó. Với sự tích cực của thị trường, rất nhiều cổ phiếu đã có mức tăng “sốc” trong tháng 5, thậm chí có nhiều mã lên đến hơn gấp đôi chỉ sau tháng giao dịch.

Ở nhóm cổ phiếu bất động sản, sự tích cực cũng diễn ra theo thị trường chung. Thống kê 112 cổ phiếu bất động sản đang niêm yết và đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán thì có 69 mã tăng giá trong tháng 5.

 

30 cổ phiếu bất động sản tăng giá mạnh nhất thị trường trong tháng 5.

 

TEG của TECGROUP là mã tăng giá mạnh nhất với 101,6% từ mức chỉ 3.050 đồng/cp lên thành 6.150 đồng/cp. Cổ phiếu TEG đi lên thời gian qua trong bối cảnh kết quả kinh doanh sa sút. ghi nhận doanh thu thuần tăng 9% lên 48,4 tỷ đồng, tuy nhiên lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ giảm 95% còn 258 triệu đồng, do giá vốn và chi phí đồng loạt tăng.

Vừa qua, TEG cũng đã tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020, trong đó, công ty lên kế hoạch khá tham vọng cho năm 2020 với chỉ tiêu doanh thu dự kiến đạt 511,4 tỷ đồng, gấp 3,2 lần thực hiện năm 2020. Lợi nhuận sau thuế dự kiến ở mức 64,4 tỷ đồng, gấp đến 12 lần 2018.

 

Diễn biến giá cổ phiếu TEG trong tháng 5. Nguồn: VNDirect.

 

Cổ phiếu FDC của FIDECO cũng tăng giá đến 61% ở tháng 5. Tương tự như TEG, cổ phiếu FDC đi lên trong bối cảnh kết quả kinh doanh quý I cũng không được tốt với mức lỗ sau thuế 1,5 tỷ đồng. Dù vậy, mức lỗ này cũng đã giảm giảm đến 71% so với cùng kỳ năm trước nhờ công ty giảm giá vốn, tiết kiệm các chi phí.

Theo tài liệu đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020, ban lãnh đạo công ty sẽ trình đại hội thông qua kế hoạch kinh doanh hợp nhất năm 2020 với lợi nhuận sau thuế chỉ đạt hơn 35 tỷ đồng, giảm 46,6% so với thực hiện năm 2019.

 

Diễn biến giá cổ phiếu FDC trong tháng 5. Nguồn: VNDirect.

 

Dù không có mức tăng quá ấn tượng như các cổ phiếu kể trên nhưng bộ ba cổ phiếu họ “Vin” là VIC, VHM và VRE lại có đóng góp quan trọng trong việc tạo động lực giúp thị trường chung đi lên. Trong đó, VHM của Vinhomes ở tháng 5 đã tăng từ 63.600 đồng/cp lên thành 76.600 đồng/cp, tương ứng mức tăng 20,4%. VRE của Vincom retail tăng 19% từ 23.100 đồng/cp lên thành 27.500 đồng/cp, còn VIC có mức tăng khiêm tốn nhất với 5,5% từ 91.900 đồng/cp lên 97.000 đồng/cp.

 

Diễn biến giá cổ phiếu VHM trong tháng 5. Nguồn: VNDirect.

 

Trong tháng 5, cả 3 doanh nghiệp trên đều tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 với nhiều chi tiết đáng chú ý. Đối với VRE, doanh nghiệp này năm 2020 đặt kế hoạch doanh thu tăng 7%, đạt 9.900 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận sau thuế giảm 12% xuống 2.500 tỷ đồng. Chuyển nhượng bất động sản sẽ chiếm 20 - 25% tổng doanh thu. VRE chú trọng triển khai các chương trình kích cầu nhằm đưa khách hàng quay trở lại nhịp sống như trước dịch, do đó ảnh hưởng đến lợi nhuận. Công ty đặt mục tiêu đến 2026 có 158 trung tâm thương mại với 5 triệu m2 sàn bán lẻ.

 

Diễn biến giá cổ phiếu VRE trong tháng 5. Nguồn: VNDirect.

 

Còn về nội dung đại hội của VHM, công ty đặt kế hoạch doanh thu 97.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 31.000 tỷ đồng, tăng lần lượt 88% và 27% so với năm trước. Công ty không chia cổ tức năm 2019 mà dành toàn bộ lợi nhuận tích lũy để đầu tư cho năm 2020. VHM sẽ đầu tư 10.000 tỷ đồng vào bất dộng sản khu công nghiệp trong 1 đến 2 năm tới và cho thuê với giá thị trường áp dụng cho tất các khách hàng. Vinhomes sẽ giữ tỷ trọng doanh thu bán buôn 30 - 35% cơ cấu, trên nguyên tắc biên lợi nhuận bằng bán lẻ, có thể dành một số ưu đãi cho khách hàng.

Đối với VIC, công ty đặt kế hoạch với doanh thu thuần 145.000 tỷ đồng, tăng 12% nhưng lợi nhuận sau thuế giảm 35% xuống 5.000 tỷ đồng. Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT VIC cho biết công ty kiên trì đi theo hướng kêu gọi, thúc đẩy kích cầu du lịch nội địa, chưa mở cửa cho khách nước ngoài vì rất rủi ro. Đối với lĩnh vực mới là bất động sản khu công nghiệp, ông Vượng cho biết bắt đầu triển khai các dự án tại Hải Phòng và Quảng Ninh. Một số dự án đã được cấp phép giải phóng mặt bằng, cuối năm sau có thể đưa từng phần vào hoạt động.

Theo Tuấn Hào/reatimes.vn

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm